Cây xấu hổ - Loài cây độc đáo nhưng lại có nhiều tác dụng


Cây xấu hổ là 1 loại thực vật sống ít năm trong dòng cây họ đậu, có tên khoa học là Mimosa pudica L, cây còn có nhiều tên gọi khác như: câu trinh nữ, cây thẹn, hàm tu thảo. Cây xấu hổ có nguồn gốc từ các vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, sau đó chúng cũng xuất hiện ở một số nước Châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam. Năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện, cây xấu hổ có khả năng ghi nhớ các sự việc đã xảy ra như các loài động vật.

Đặc điểm của cây xấu hổ

Đặc điểm hình dáng cây xấu hổ

Xấu hổ thuộc giống cây thân thảo đứng đối với cây non, hoặc với cây trưởng thành thì thường bò trườn. Cây có chiều dài trung bình khoảng 1 – 1,5m, thường bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất, thân cây bò trườn trên mặt đất thường dày hơn so với thân cây tựa leo, trên vỏ thân có nhiều gai biểu bì. Lá xấu hổ thuộc dạng lá kép, có hình giống lông chim, các cuống lá sơ cấp thường có gai biểu bì như thân cây, lá có khoảng 2 cắp lá thứ cấp, mỗi lá lại có từ 10 – 15 cặp lá chét mọc đối xứng. Hoa xấu hổ thường có màu tím hồng, một số loại có màu trắng, vàng,… chúng thường mọc ở đầu cuống, từ các nách lá, cây càng to thì số lượng hoa càng nhiều, hầu hết hoa xấu hổ được thụ phấn nhờ vào gió và côn trùng. Hạt xấu hổ giống như hình dạng của hạt ớt, tuy nhiên có kích thước nhỏ hơn, chúng được bao bọc bởi lớp vỏ dày, mỗi quả xấu hổ thường có từ 4 5 hạt mầm.

cay-xau-ho-1 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh cây xấu hổ

Rễ cây xấu hổ thường có những vết sần sùi, những nốt này có tác dụng giúp cây chống được một số loại nấm bệnh, chứa các cố định đạm nội cộng sinh.

Đặc điểm sinh thái cây xấu hổ

Xấu hổ chủ yếu thường mọc ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, thường sống chủ yếu ở các bóng râm, gốc cây. Cây xấu hổ có đặc điểm nổi bật chính là các lá kép sẽ tự động gập vào trong và cụp xuống mỗi khi có tác động bên ngoài vào, giống như sự e thẹn của giới nữ. Thực chất, đây là sự phản xạ đặc biệt của cây, để có thể tự bảo vệ khỏi những tác động bên ngoài gây tổn hại đến cây. Cây xấu hổ thường nở hoa rộ từ tháng 5 – 8, thường phân bố chủ yếu ở nhiều nơi, đặc biệt chủ yếu nhiều ở các vùng núi.

Công dụng của cây xấu hổ

Hầu như tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều được sử dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là 1 trong những bài thuốc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh động kinh, giảm bớt, loại bỏ những cơn co giật. Là loại thuốc bổ có công dụng an thần, dưỡng bệnh, giải độc, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều trị dứt điểm chứng mất ngủ, ngủ thiếu giấc, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn, giúp bạn cảm thấy thoải máu sau khi ngủ dậy. Đối với những người bị bệnh xương khớp, phong thấp, đặc biệt là ở người già, thường xuyên sử dụng cây xấu hổ sẽ giảm bớt được tình trạng bệnh đáng kể. Có tác dụng tích cực đối với cơ thể: giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm dạ dày, viên quản mãn tính. Giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, giảm đau hiệu quả.

cay-xau-ho-2 - kythuatcanhtac.com

Сây xấu hổ có tác dụng сhữa bệnh rất tốt

Cách trồng và chăm sóc cây xấu hổ

Chọn đất

Nên trồng cây xấu hổ ở những có nhiều chất dinh dưỡng, độ ẩm ánh, sáng, nhiệt độ, khả năng thoát nước phải tốt. Thông thường, cây xấu hổ thường mọc dại, chính vì vậy cây rất dễ trồng và chăm sóc.

Xem thêm:

Cách trồng cây xấu hổ

Cây xấu hổ thường được nhân giống bằng cách gieo hạt, trước tiên cần lựa chọn những hạt giống có khả năng nảy mầm cao (hạt to, chắc khỏe, không bị sâu đục,…). Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 25 – 30 độ C, trong vòng 1 ngày, rồi mới đem hạt giống đi gieo. Đối với đất trồng, trước tiên bạn nên bón lót trước cho đất hàm lượng phân hữu cơ để tăng độ dinh dưỡng trong đất. Sau khoảng 10 – 15 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm, và phát triển rễ, khi cây xấu hổ phát triển cao chừng 5 – 7cm, có thể cách cây ra khỏi giá thể và tiến hành trồng vào chậu hoặc trực tiếp trong đất vườn. Sau khi trồng cây giống xong, nhớ tưới nước thật đẫm cho cây để cây hồi phục nhanh.

cay-xau-ho-3 - kythuatcanhtac.com

Câу xấu hổ là bài thuốc chữa xương khớp hiệυ quả

Cách chăm sóc cây xấu hổ

Tưới nước

Cây xấu hổ có thể chịu được hạn hán, nhưng rất dễ bị úng, thối gốc, vì vậy bạn chỉ cần tưới cây đều đặn 2 – 3 ngày/ 1 lần cho cây. Vào mùa mưa, nên dừng hẳn việc cung cấp nước cho cây xấu hổ, thay vào đó nên thường xuyên xử lý việc thoát nước kịp thời cho cây.

Bón phân

Cứ 1 tháng bạn tiến hành bón phân chuồng hoai mục cho cây 1 lần, vào những hôm trời mưa bạn có thể rắc thêm 1 ít phân đạm cho cây là được.

cay-xau-ho-4 - kythuatcanhtac.com

Hướng dẫn chăm sóc cây xấu hổ

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Cây xấu hổ có đặc tính đặc biệt, vì vậy cây xấu hổ thường có khả năng chống lại các mầm mống sâu bệnh, tuy nhiên bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng, cũng như chăm sóc cây đúng cách để cây phát triển tốt hơn.

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về cây xấu hổ với nhiều công dụng này.

Tham khảo về các cách trồng và chăm sóc cây tại: https://kythuatcanhtac.com/cham-soc-cay-trong/


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.