Cây xạ đen - Một loại cây dược liệu thần kì


Cây xạ đen hay còn được gọi là bách giải, bạch vạn hoa, cây dây gối,…, có tên khoa học là Celastraceae. Cây xạ đen được xem là loại thuốc quý hiếm, có thể chữa được nhiều bệnh, được dân tộc Mường ở vùng đất Hòa Bình khai thác và nhân giống rộng rãi.

Đặc điểm của cây xạ đen

Đặc điểm hình thái cây xạ đen

Cây xạ đen thuộc cây thân gỗ, dạng leo thành từng búi, thân cây dài trung bình khoảng từ 4 – 12m. Cành xạ đen có dạng hình tròn, lúc còn non có màu xám nhạt, khi già chuyển dần sang màu nâu, có lông phát triển bao quanh. Lá xạ đen có phiến lá hình bầu dục xoay ngược, cuống lá dài khoảng từ 0,5cm, mặt lá thường có có 7 cặp gân phụ, bề mặt lá không có lông, ngoài bìa có răng cưa thấp. Hoa thường mọc thành chùm, thường ra ở ngọn hay các nách lá, mỗi chùm có từ 5 – 6 bông. Hoa xạ đen có màu trắng sữa, cuống hoa dài khoảng 0,2 – 0,4cm, hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang có hình trứng khoảng 10 – 12cm, khi  già quả nổ tách thành 3 mảnh, bên trong có chứa hạt màu hồng.

cay-xa-den-1 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh cây xạ đen

Đặc điểm sinh trưởng cây xạ đen

Cây xạ đen thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, đặc biệt ở các vùng đồi núi, có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thường ra hoa vào khoảng tháng 3 – 5, ra quả từ tháng 8 – 12. Có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện tự nhiên, kể cả ở các vùng núi hoang sơ, cây xa đen cũng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Lợi ích của cây xạ đen

Cây xạ đen mang lại giá trị sức khỏe cao

Xạ đen có công dụng giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa được nhiều bệnh khác nhau.

Ngoài ra, trong cây xạ đen có chứa hợp chất Flavonoid – là một loại chất khoáng có khả năng chống oxy hóa, giúp người dùng có thể ngăn ngừa được một số loại ung thư hiệu quả. Đồng thời, sử dụng xạ đen thường xuyên, hợp lý sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc bên trong ra ngoài, đặc biệt rất có lợi cho gan. Xạ đen phơi khô là liều thuốc an thần an toàn mà hiệu quả dành cho bạn, giúp bạn loại bỏ được những cơn nhức đầu, mất ngủ kinh niên. Đối với những bị bệnh tiểu đường hoặc máu nhiễm mỡ, nên thường xuyên sử dụng xạ đen sẽ giúp bạn làm giảm được tình trạng bệnh phát triển. Xạ đen cũng là phương thuốc giúp cầm máu, chữa lành vết thương hiêu quả, ngoài ra xạ đen cũng được dùng để chữa các loại mụn nhọt, lở ngứa ở cơ thể. Cây xạ đen có tác dụng điều hòa khí huyết, lưu thông máu tốt, rất tốt đối với người già, đặc biệt là ở những người bị cao huyết áp.

cay-xa-den-2 - kythuatcanhtac.com

Cây xạ đen mang lại nhiều gіá trị cao trong cuộc sống

Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế

Xạ đen là loài cây rất dễ trồng, có sức sống dẻo dai nên không cần nhiều công sức chăm sóc, nhưng vẫn cho thu hoạch với năng suất và chất lượng cao. Hiện nay, trên thị trường xạ đen có giá giao động từ 100 – 130 ngàn đồng/kg, nên có thể mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng. Với nhiều công dụng rất có lợi cho sức khỏe, xạ đen được ứng dụng, sử dụng nhiều trong cuộc sống nên có nguồn tiêu thụ khá phổ biến mà không sợ rớt giá.

Cách trồng và chăm sóc cây xạ đen

Cách trồng cây xạ đen

Xé nhẹ nhàng bao đựng bầu đất ra, đặt cẩn thận xuống hố trồng đã đào sẵn từ trước, lấp đất lại nén chặt phần gốc, vun đất sao cho cao hơn cổ gốc 20cm để giữ cây giống cố định, không bị lung lay. Đóng cọc chống, và dùng dây để buộc thân cây cho thẳng đứng, không bị gió hay mưa làm gãy cành. Phủ một lớp mỏng vỏ trấu hoặc rơm rạ để nước không bị bốc hơi nhanh, tưới đẫm nước cho cây giống sau đó để cây hồi phục và thích nghi với môi trường đất mới.

cay-xa-den-3 - kythuatcanhtac.com

Hướng dẫn chăm sóc cây xạ đen

Chuẩn bị đất trồng

Nên chọn những loại đất có độ canh tác cao, có độ ẩm tương đối và đặc biệt đất có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng vào những mùa mưa. Khi đã chọn được loại đất thích hợp để trồng xạ đen, đầu tiên bạn cần cày bừa tơi đất, sau đó tiến hành lên luống đất cao khoảng 30 – 35cm. Sử dụng 30% vỏ trấu hoặc mùn cưa; 35% xơ dừa hoặc rơm mục; 35% phân chuồng hoai mục trộn đều với đất luống để làm giá thể cho cây. Để đất nghỉ tầm 15 – 25 ngày, sau đó đào hố trồng cho cây, mỗi hố có kích thước trung bình khoảng 20x30x40, cách nhau từ 30 – 50cm.

Cách nhân giống cây xạ đen

Hiện nay, người ta thường nhân giống cây xạ đen bằng 2 cách đó là gieo hạt hoặc giâm cành.

Gieo hạt

Đầu tiên cần chọn những hạt giống xạ đen to, chắc hạt, có khả năng nảy mầm cao, ngâm hạt trong nước ấm từ 15 – 25 phút. Sau đó vớt hạt ra cho ráo nước, trộn đều cát, vỏ trấu với hạt rồi đem gieo xuống luống đã làm sẵn. Cung cấp đầy đủ độ ẩm cho hạt, có thể phủ thêm rơm hoặc trấu để giữ độ ẩm cho luống gieo. Khi hạt bắt đầu nảy chồi mọc cây con, tách riêng từng cây ra trồng riêng ở bầu đất.

cay-xa-den-4 - kythuatcanhtac.com

Cây xạ đen сó tác dụng chữa bệnh

Giâm cành

Chọn những cành bánh tẻ, cây mẹ to, chắc khỏe, không bị nhiễm các loại sâu bệnh. Tỉa bớt những cành con và lá thừa đi, nhúng cành giâm vào thuốc kích thích mọc rễ, sau đó giâm cành giống vào bầu đất và tiếp tục cung cấp độ ẩm cho tới khi cây bén rễ và mọc chồi con.

Chọn cây giống

Thông thường hiện nay, người ta thường dùng những cây giống được nhân từ giống từ phương pháp giâm cành, vì cây giống giâm cành có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, ít bị sâu bệnh và có năng suất cao hơn.

Nên chọn những cây giống có chiều cao từ 50 – 60cm, thân cây to, chắc khỏe, không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.

Xem thêm:

Cách chăm sóc cây xạ đen

Bón phân

Sau khi cây bắt đầu mọc chồi mới, cần bón thêm phân đạm để kích thích cành, lá phát triển. Định kỳ 3 tháng/lần bón thêm hàm lượng phân chuồng và phân NPK cho cây để thúc đẩy cây phát triển và ra hoa. Đến năm thứ 2, cây cần được bón thêm phân urê và KCL để có đủ dinh dưỡng sinh trưởng và tạo năng suất cho cây.

cay-xa-den-5 - kythuatcanhtac.com

Tưới nước

Cần tưới nước đầy đủ và thường xuyên vào các giai đoạn: Cây vừa mới trồng; mùa khô thiếu nước; khi cây ra hoa tạo quả. Vào mùa mưa, có thể ngừng hẳn việc tưới nước để cây thoát nước nhanh hơn, tránh để cây bị ngập úng.

Làm cỏ, tỉa cành

Cây xạ đen không nên sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của xây. Vì vậy, càng thường xuyên làm vệ sinh cỏ vườn sạch sẽ để tránh các mầm bệnh sẽ sinh trưởng và gây hại cho cây. Vào năm thứ 2 khi trồng xạ đen, cần tiến hành cắt tỉa một số cành khô, cành nhỏ, để tạo sự thông thoáng cũng như tránh được các mầm mống sâu bệnh gây hại.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Đầu tiên, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình hình của vườn xạ đen để có thể phát hiện kịp thời những mầm bệnh và tìm hướng giải quyết thích hợp trước khi chúng lây lan qua các cây khác. Một số loại bệnh thường gặp ở cây xạ đen như: bệnh thối rễ gốc, sâu bùa vẽ, sâu xanh đục thân,… Để phòng tránh bạn có thể sử dụng thiên địch hoặc vôi tôi để phòng ngừa cho cây. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay trước khi sâu bệnh phát triển và lây lan nhanh.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.