Bạn đã biết những gì về cây thủy sinh tuyệt đẹp


Một bể cá đẹp mắt có màu sắc không thể thiếu sự góp mặt của các loài thủy sinh. Với dáng vẻ thướt tha có màu sắc đặc trưng cây thủy sinh sẽ tô điểm cho môi trường nước thêm phong phú và đa dạng sinh học. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn là người chơi thủy sinh mà không hiểu ngọn ngành về chúng.

Cây thủy sinh là gì?

Hiện nay, nhiều người có thú chơi thủy sinh bởi đây là những loài thực vật nhiều màu sắc và vô cùng đẹp mắt. Hơn hết các loài thủy sinh còn mang đến không ít lợi ích đối với con người và môi trường sống. Thế nhưng trên thực tế, nhiều người lại khá mơ hồ về các loài thực vật thuỷ sinh.

cay-thuy-sinh - kythuatcanhtac.com

Cây thủy sinh là những loài thực vật sống trong nước

  • Cây thủy sinh là những loại cây sống trong nước.
  • Đó có thể môi trường nước mặn, nước ngọt. Cùng với đó có một số loài sống trong môi trường ẩm ướt như bùn nhão.
  • Ngoài ra, thực vật thủy sinh rất dễ trồng và nuôi dưỡng.

Thực vật thủy sinh mang đến những lợi ích gì?

  • Thực vật thủy sinh giống như một chiếc máy lọc nước chuyên dụng: Thực vật thủy sinh có thể hấp thu và loại bỏ tất cả những chất thải ra của các loài vật trong nước. Ngoài ra, thức ăn thừa, kim loại nặng cũng được thực vật thủy sinh dọn dẹp sạch sẽ.
  • Tạo bọt khí tự nhiên: Bạn mong muốn sở hữu một bể cá đẹp mắt và quyết định sử dụng cục sủi để phục vụ những chú cá thân yêu. Tại sao bạn không thay cục sủi đó bằng những loài thực vật thủy sinh. Chúng sẽ là thiết bị sủi bọt tự nhiên vô cùng hiệu quả. Đồng thời giúp bể cá sinh động và bắt mắt hơn.
  • Thực vật thủy sinh có khả năng giúp bạn đẩy lùi rêu tảo phát triển trong bể cá. Sở dĩ có thể làm được điều này là do sự phát triển của các loài thực vật càng mạnh thì rêu tảo lại càng không có cơ hội để phát triển. Ngoài ra các loài thực vật thủy sinh còn là ngôi nhà tuyệt vời cho chú cá thân yêu của bạn.

Xem thêm: Cây hoa súng trồng trong nước , Cây hoa sen trồng trong nước

Đặc điểm sinh học của thực vật thủy sinh

Thực vật thủy sinh là những loại cây chuyên sống trong môi trường nước. Chính vì thế, chúng phải có cấu tạo thích nghi với môi trường nước.

  • Trước hết về bộ rễ của cây thủy sinh có nhiều lỗ trống tạo thông với nhau tạo thành ống dẫn khí. Nhờ đó mà lượng oxy trong nước mới có thể đi vào trong.
cay-thuy-sinh- - kythuatcanhtac.com

Thực vật thủy sinh có cấu tạo đặc biệt thích hợp với môi trường nước

  • Tương tự ở bộ phận lá thực vật thủy sinh cũng có nhiều lỗ khí và có màu xanh lục. Mặt dưới lại không có lỗ khí và có màu sắc đậm hơn đối với những lá nổi trên mặt nước.
  • Riêng với những loại cây sống hoàn toàn trong nước lá thường có phiến mỏng, uốn theo làn nước, hoặc sợi tua.

Trồng và chăm sóc thực vật thủy sinh như thế nào?

Thực vật thủy sinh mang đến rất nhiều lợi ích. Đương nhiên sự góp mặt của những loài thực vật này trong bể cá luôn được hoan nghênh. Thế nhưng nên trồng và chăm sóc thực vật thủy sinh như thế nào nhiều người vẫn còn khá mơ hồ.

  • Đầu tiên bạn cần chọn lựa chọn giống cây thủy sinh. Tùy vào từng loại giống mà có cách trồng khác nhau. Đối với thực vật có thân đốt bạn có thể cắt ngắn tháng từng khúc trước khi đem trồng. Trong khi đó, thực vật thủy sinh có thân bò bạn cần tách nhỏ ra thành từng nhánh rồi đem trồng như bình thường.
cay-thuy-sinh-1 - kythuatcanhtac.com

Bạn hoàn toàn có thể tự trồng chăm sóc thực vật thủy sinh

  • Riêng với cây có thân nổi bạn chỉ cần thả phần giống mua về lên bề mặt nước. Sau một khoảng thời gian nhất định chính sẽ sinh trưởng và hình thành những chồi non và nhanh mới lan ra khắp mặt nước.
  • Với những cây thủy sinh có rễ củ hoặc rễ hình ống bạn hãy trồng dưới đáy bể kính. Bạn có thể trồng trực tiếp bằng tay thay vì nhíp gắp như thông thường.
  • Khi trồng thực vật thủy sinh bạn nên loại bỏ phần lá gần gốc để cây nhanh chóng mọc rễ đồng thời hạn chế việc lá bị thối rụng ảnh hưởng đến môi trường nước.
  • Ngoài ra, nên trồng trực tiếp trong đấy bể, ân sâu trong lớp sỏi cây sẽ dễ lấy chất dinh dưỡng và phát triển hơn.

Chăm sóc cây thủy sinh không hề khó. Nếu cây phát triển quá nhanh bạn có thể tách bớt nhánh cây mang ra ngoài. Bên cạnh đó, hãy cân bằng lượng cá và lượng thực vật có trong bể. Tất nhiên rồi bạn sẽ cần phải thay nước khi thấy trên mặt lá có quá nhiều bọt khí.

Thực vật thủy sinh bị bệnh nên làm gì?

Cây thủy sinh cũng có thể bị bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi như quá nhiều ánh sáng, môi trường nước không được đảm bảo do sự mất cân bằng môi trường sinh thái,… Do đó cây sẽ gặp phải một số bệnh lý phổ biến.

  • Thay đổi màu sắc tự nhiên, lá và thân cây ngả vàng.
  • Lá cây thối nhũn; hệ thống rễ bị thối.
  • Cây ngừng phát triển và chết từ từ.

Khi gặp các bệnh trên bạn nên làm gì?

  • Trước hết hãy thay nước cho bể, hoặc chuyển cây sang một bể mới.
  • Bổ sung thêm phân bón.
  • Đưa bể cá ra nơi có ánh sáng hợp lý.
  • Ngoài ra, lắp đặt thêm bộ sục khí và trộn them sỏi và phần đất ở dưới đáy bể.

Cây thủy sinh là loại thực vật được nhiều người yêu thích. Đặc biệt cách trồng và chăm sóc không hề khó. Vì vậy bạn đừng bỏ lỡ việc trang hoàng ngôi nhà của mình bằng một bể cá với những loài thủy sinh đẹp mắt.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.