【HƯỚNG DẪN】 Cách trồng và chăm sóc cây táo Mèo có thể nhiều người quan tâm


Táo Mèo được biết đến là một trong những loại cây có quả được dùng rất nhiều trong ngâm rượu, thứ nước uống ưa thích của cánh mày râu. Rượu Táo Mèo nổi tiếng ai cũng biết vì chúng là đặc sản của vùng Tây Bắc. Thế nhưng công dụng của loại quả này chưa hẳn nhiều người biết đến. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các kiến thức về loại cây táo Mèo này như: tên khoa học, đặc điểm sinh lý, cách trồng và chăm sóc, công dụng… Cụ thể ra sao? Xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

Các kiến thức về cây táo Mèo

Giới thiệu về cây Táo Mèo, tên khoa học

Nhắc đến đặc sản Tây Bắc thì chắc không ai có thể quên những món ăn đặc sản như: Thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… Tuy nhiên sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua Táo Mèo. Một trong những đặc sản nổi tiếng khắp nơi được mua tặng làm quà biết mỗi khi có dịp tới thăm mảnh đất Tây Bắc này

  • Cây Táo Mèo còn được biết đến với tên gọi khác là cây chua chát
  • Cây Táo Mèo là đặc sản đặc trưng của núi rừng Tây Bắc
  • Cây có tên khoa học Docynia indica,
  • Là một loài trong chi Docynia thuộc họ Rosaceae
cay-tao-meo-1 - kythuatcanhtac.com

Cây táo Mèo cho quả có nhiều công dụng

Những lợi ích công dụng của cây táo Mèo

Táo Mèo có tính ấm, vị chua ngọt, quy kinh can, vị, tỳ là một loại thuốc giúp hệ tiêu hóa tăng pepsin dịch vị và bài tiết axit mật. Công dụng chủ yếu của táo Mèo là chữa trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa do ăn nhiều dầu mỡ, uống sữa không tiêu và ăn nhiều thịt, tôm, cua…

Trong Y học cổ truyền, táo Mèo có chứa pepsin và axit mật giúp ức chế trực khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng, thương hàn và bạch hầu mạnh. Trong Y học hiện đại thì Táo Mèo có khả năng giúp kháng khuẩn, bảo vệ tế bào gan, cường tim, chứng rối loạn tim, làm giãn mạch vành và ức chế tiểu cầu, tăng hệ miễn dịch, xơ vữa động mạch, béo phì, huyết áp cao, hậu sản, viêm thận cấp, tiểu chảy…

cay-tao-meo-2 - kythuatcanhtac.com

Quả táo Mèо tuy không được đẹp về ngoại hình nhưng lại сó rất nhiều lợi ích trong Y học

Đặc điểm sinh học của cây Táo Mèo

Cây táo Mèo phân bố chủ yếu ở độ cao khoảng 800m -1000m hay gặp ở các tỉnh Yên Bái – Mù Cang Chải, Lạng Sơn, Lai Châu – Tủa Chùa, Cao Bằng, Bắc Yên – Sơn La, Lào Cai, Điện Biên.

Cây táo Mèo ưa không khí lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 15°C – 20°C, mùa đông không lạnh dưới 0°C & mùa hè trên 32°C, lượng mưa trên 1500 m. Ngoài ra, loại cây này ưa những nơi có địa hình chia cắt, thoát nước, đất ít chua và dốc.

Nếu cây táo Mèo được trồng ở những nơi ánh sáng mạnh thì cây sẽ phát triển xanh, tán lá rậm, đường kính đạt 20cm – 30cm, chia thành nhiều cành, nhiều nhánh nhỏ. Táo Mèo có thể tái sinh lại bằng hạt, sau đó nảy mầm và chồi gốc và có khả năng chồi rễ.

cay-tao-meo-3 - kythuatcanhtac.com

Cây táo mèo thích hợp trồng ở những vùng lạnh như vùng núi рhía Tây bắc nướс ta

Xem thêm: Cây táo tàu

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Táo Mèo

Hướng dẫn cách trồng cây Táo Mèo

Điều kiện gây trồng

Tốt nhất bạn nên trồng cây táo Mèo ở những khu vực có nhiệt độ, độ cao, lượng mưa và đất đai màu mỡ…giống như nơi điều kiện tự nhiên phân bố của nó.

Nguồn giống

Những cây táo Mèo mẹ thường từ 6 đến 10 tuổi sinh trưởng tốt, ra quả sai, không bị sâu bệnh, vỏ có màu vàng cam. Mỗi cây táo Mèo sẽ cho 30kg đến 50kg và mỗi 1kg có khoảng 20 đến 30 quả. Mỗi 1 quả có 20 hạt và chọn những quả to đều, không bị sâu bệnh để lấy hạt nhân giống. Sau đó, bổ quả táo Mèo lấy phần thịt để phơi hoặc ăn.

Tạo cây con

Ngâm hạt táo Mèo ở nước sôi khoảng 70 độ (2 lạnh + 3 sôi)  khoảng 2h hoặc 3h thì vớt ra để ráo nước, sau đó gieo hạt vào luống rồi tưới nước rồi bón phân.

Cách chăm sóc cây Táo Mèo

Trồng cây táo Mèo tốt nhất vào mùa Xuân khi trời mưa nhiều đất ẩm. Cách chăm sóc cây Táo Mèo cụ thể như sau

cay-tao-meo-4 - kythuatcanhtac.com

Chăm sóc tốt cho cây táo Mèo sẽ сho năng suất cao hơn

  • Tưới nước: táo Mèo cũng không giống với những loại cây táo khác, cũng phải cung cấp đủ nước cho cây trồng. Nếu vào mùa mưa thì bạn nên xử lý tình trạng thoát nước và mùa khô cần tưới nước để cây không bị chết. Không nên tưới cây vào buổi trưa, bởi sẽ khiến cho cây dễ chết hơn
  • Bón phân: Muốn cây táo Mèo tươi tốt ra sai quả, thì bạn cần bón phân định kỳ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Tùy thuộc vào từng vùng đất khác nhau sẽ giảm hoặc tăng lượng phân bón thích hợp.
  • Thường từ khoảng 2 tháng trở đi, bạn nên bón phân định kỳ với khoảng 20kg – 30kg phân hoai mục & 1 kg phân NPK. Sau 2 năm thì tăng lượng phân bón lên khoảng 20%.

Các lưu ý về phòng trừ sâu bệnh cây Táo Mèo

Cây táo Mèo khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh nhưng mắc phải 2 loại bệnh thường gặp là dễ bị thiếu dưỡng chất và bị thối. Cách hạn chế và khắc phục được 2 loại bệnh này là nên kiểm tra cây thường xuyên và phụ đúng thuốc trừ sâu bọ đúng thời điểm. Hơn nữa, bạn cần chú ý đến các loại sâu bệnh như bọ xít, sâu cuốn lá…

Trên đây là tất cả những kiến thức về cây táo Mèo đã được chúng tôi tổng hợp lại vô cùng chi tiết qua bài viết. Hy vọng các bạn biết được tên của loại cây này là gì, đặc điểm sinh học, cách trồng cách chăm sóc, cũng như công dụng tuyệt vời của nó.

Nguồn: https://kythuatcanhtac.com


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.