Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục


Không khí vốn là nguồn sống của nhân loại, thiếu không khí dù chỉ trong khoảnh khắc cũng sẽ gây ra hậu quả to lớn. Thế nhưng, ngày nay ô nhiễm môi trường không khí đã trở thành nỗi lo toàn cầu. Vậy ô nhiễm không khí là gì, biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục? Tất cả sẽ được trình bày đầy đủ trong bài thông tin dưới đây!

Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Không khí là một loại chất khí không màu, không mùi, không vị luôn bao quanh chúng ta  và đảm bảo sự sống cho muôn loài. Vốn dĩ trừu tượng không nhìn thấy nên ta chỉ có thể hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường không khí từ bản chất bên trong. Môi trường không khí bị ô nhiễm tức là có sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, có thêm các loại thành phần độc hại như khói, bụi, hơi hay các khí lạ khác.

Không khí ô nhiễm khiến bạn thấy khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và các loài sinh vật khác, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng tới những môi trường tự nhiên khác. Ô nhiễm không khí không thể nhận biết được bằng mắt thường, nên con người thường không thấy được sự nguy hiểm đang rình rập ngay bên cạnh.

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đang trở thành chủ đề mang tính cấp thiết, cần được quan tâm giải quyết hàng đầu tại mỗi quốc gia. Các đề tài ô nhiễm môi trường không khí liên tục trở thành các chủ đề nghiên cứu “hot” được nhiều người lựa chọn, trong đó, các hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí được tái hiện một cách chân thực, rõ nét.

Chỉ số ô nhiễm không khí

Hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí nếu không thể nhìn bằng mắt thường thì con người đã dùng cách nào để nhận biết? Hiện nay, người ta sử dụng một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí bằng một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, đó chính là AQI (Air Quality Index). Nhờ đó, chúng ta sẽ biết được không khí xung quanh đang sạch hay ô nhiễm, nếu ô nhiễm thì đang ở mức độ nào.

Nếu chỉ số AQI càng lớn thì mức độ ô nhiễm không khí cũng như nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng cũng càng cao. Xem chỉ số ô nhiễm không khí AQI – hệ số ô nhiễm không khí của WHO, có thể dự đoán được sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân ngay khi hít thở không khí ô nhiễm có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày.

Chỉ số AQI được tính toán bởi EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) với 5 thông số ô nhiễm không khí:

  • Ô nhiễm phân tử (hạt lơ lửng): Thường được đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM2.5 và PM10. Trong đó, PM là tên viết tắt của Particulate Matter, được hiểu là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). PM2.5 và PM10 là các loại hạt bụi được hình thành từ các chất như nito, cacbon, sunfua và các hợp chất kim loại khác. Chúng đi vào đường hô hấp của con người khi hít thở. PM2.5 chỉ những hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (μm). PM10 chỉ các hạt có đường kính lớn hơn 2.5 μm nhưng không vượt quá 10 μm.
  • Ozone mặt đất
  • Nitrogen dioxide (NO2)
  • Carbon monoxide (CO)
  • Sulfur dioxide (SO2)

Các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia đã được EPA thiết lập để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước mỗi chất gây ô nhiễm. Hơn nữa, để mọi người ai cũng thấy dễ hiểu mức độ ô nhiễm của không khí, EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng giá trị AQI.

Mỗi quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng không khí khác nhau nên có thang đo chỉ số chất lượng không khí AQI riêng. Chẳng hạn như, Chỉ số Ô nhiễm không khí API của Malaysia. Chỉ số Sức khỏe và Chất lượng không khí AQHI của Canada, chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm PSI của Singapore.

Các loại máy đo ô nhiễm không khí phổ biến nhất như: Máy đo chất lượng không khí hạt bụi mịn PM 2.5 trong nhà IAQ (Indoor Air Quality), Máy kiểm tra chất lượng không khí Air Velocity, Máy đo chất lượng không khí Testo, Huma-i, Temtop P10, Bosch,…

Ứng dụng đo ô nhiễm không khí được tin dùng nhất hiện nay là: AirVisual, Air Matters, Air Quality by Plume Labs.

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Dựa vào nhiều nguồn nghiên cứu và báo cáo, ta thấy thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay luôn có những sự biến động theo từng thời kỳ và do nhiều các tác nhân khác nhau.

Theo nghiên cứu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), hàng năm, giao thông vận tải đóng góp đến  24.34% lượng khí thải carbon vào môi trường không khí. Đến tháng 02/2020, Việt Nam có tổng số 3.553.700 ô tô và khoảng 45 triệu xe máy đang hoạt động.

Trong số đó, nhiều phương tiện qua nhiều năm sử dụng đã cũ không được bảo dưỡng thường xuyên và không đảm bảo tiêu chuẩn nên hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, khí thải ra có nồng độ chất độc hại và bụi cao. Đây là một trong những lý do gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn như ô nhiễm không khí Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây.

Theo số liệu về ô nhiễm không khí ở Việt Nam, từ năm 2018 – 2019, nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn 2010 – 2017 tức là mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng tăng. Vào năm 2019, Giai đoạn tháng 9 – 12 chính là đợt cao điểm cho hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực miền Bắc.

Chỉ số ô nhiễm không khí  ở Hà Nội, chỉ số ô nhiễm không khí Tp. Hồ Chí Minh hay tại nhiều đô thị khác có những thời điểm ở mức xấu với chỉ số AQI từ 150 đến 200, có khi đạt mức rất xấu khi vượt qua 200. Không khí Hà Nội ô nhiễm là vô cùng nghiêm trọng.

Nguy hại nhất trong thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay là bụi mịn gồm những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5, qua đường hô hấp sẽ gây ra hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng.

Theo thống kê, thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hay các đô thị khác đều đáng lo ngại do tác động từ tỷ lệ bụi mịn khá cao và quá nhiều khí thải từ phương tiện giao thông vận tải. Bên cạnh đó theo xếp hạng ô nhiễm không khí, môi trường không khí quanh các khu công nghiệp, khu sản xuất cũng bị ô nhiễm bụi nặng. Còn đối với khu vực nông thôn thì chất lượng không khí tốt hơn, nhưng vẫn bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp như đun nấu, đốt rơm rạ, rác thải,…

Những tháng đầu năm 2020, tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam có xu hướng được cải thiện hơn. Chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số đô thị trong phần lớn thời gian duy trì ở mức tốt và trung bình. Đặc biệt, do dịch bệnh Covid 19 nên cả nước đã thực hiện cách ly xã hội trong giai đoạn nửa cuối tháng 3 đến tháng 9, nên chỉ số PM2.5 và CO thấp hơn hẳn những năm trước vào thời gian cùng kỳ.

Thực trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Theo thống kê, có đến 97% số thành phố ở các quốc gia trên thế giới có dân số từ 100.000 người với thu nhập thấp và trung bình không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng không khí mà WHO đề ra. Trong top 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có tổng cộng 18 thành phố thuộc các nước Nam Á, nhất là Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Trong đó, Ấn Độ có tới 7 thành phố nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới.

Theo báo cáo của Ủy ban Môi trường châu Âu (EEA), thực trạng ô nhiễm không khí ở châu lục này vô cùng nghiêm trọng, là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người. Từ đó, năng suất lao động giảm trong khi các chi phí y tế ngày càng tăng khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực.

Châu Á cũng là châu lục có tình trạng ô nhiễm không khí nặng. Nhưng gần đây, một số quốc gia đã và đang nỗ lực cải thiện chất lượng không khí, nổi bật nhất là Trung Quốc. Trung Quốc đã đóng cửa gần 2500 nhà máy, từ chối gần 20.000 đơn xin xây dựng nhà máy mới. Cùng với nhiều biện pháp giảm khí thải tích cực khác, tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc dần tốt lên khi từ năm 2017 đến nay chỉ số bụi mịn PM2.5 liên tục giảm.

Tại Trung Quốc, những khu vực ô nhiễm nghiêm trọng là Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc trở thành trọng điểm chống ô nhiễm. Thực hiện biện pháp chuyển đổi thay thế các nguồn nhiên liệu rắn (gỗ, than đá,…) sang các nguồn năng lượng sạch (điện, khí đốt tự nhiên,…). Đặc biệt, ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh được cải thiện đáng kể khi có khoảng 1000 nhà máy nơi đây đóng cửa tới năm 2020.

Như vậy, tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới là vô cùng nghiêm trọng, là nỗi lo toàn cầu của các quốc gia. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, ở nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực cải thiện chất lượng không khí theo xu hướng tích cực, và đang có những hiệu quả tốt.

Nguyễn nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

Vốn có rất nhiều các nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí khác nhau nhưng ta có thể gộp chung lại thành 2 lý do chính, đó là ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên và do con người gây ra.

Nguyên nhân tự nhiên

  • Cháy rừng: Khi cháy rừng, đặc biệt với những đám cháy có quy mô lớn và thời gian dập tắt lâu thì lượng Nito Oxit trong không khí sẽ tăng rất nhiều và nhanh. Do đó, một trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chính là ô nhiễm không khí do cháy rừng.
  • Bão: Bão là nguyên nhân ô nhiễm không khí vì khí đó sẽ sinh ra một lượng lớn khí thải NOx. Không những thế, các trận bão cát sẽ khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 và PM10 tăng cao; các trận lốc xoáy sẽ cuốn theo các rác thải, bụi bẩn làm ô nhiễm môi trường.
  • Núi lửa: Lượng khí clo, lưu huỳnh, metan,… ở tận sâu trong tầng nham thạch bị đẩy ra ngoài cùng với sự phun trào của núi lửa. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm không khí trầm trọng hơn.
  • Gió bụi: Các chất khí thải độc hại, bụi bẩn ô nhiễm có thể theo gió bị đẩy đi xa hàng trăm cây số. Vì thế, gió là nguyên nhân khiến cho sự ô nhiễm không khí nhanh chóng bị lan truyền theo diện rộng.

Nguyên nhân nhân tạo

Các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày như nấu nướng bằng than, củi,… sẽ giải phóng khói bụi ra môi trường gây ô nhiễm.

Lượng rác thải sinh hoạt vô cùng nhiều nhưng đều không được phân loại và xử lý triệt để, mà thải trực tiếp ra môi trường. Nhiều nơi còn chất rác thành đống khổng lồ tại những bãi rác, sau đó xử lý thủ công bằng cách đốt nên khói độc đã làm ô nhiễm không khí.

Các nhà máy công nghiệp, các cơ sở sản xuất thường thải ra lượng lớn các rác thải hay chất khí độc hại như CO, CO2, SO3, NOx hay nồng độ cao các chất hữu cơ bụi, muội than chưa cháy hết. Đồng thời, quy trình xử lý khí thải được được kiểm soát tốt nên ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến môi trường không khí.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc đốt rơm rạ, đốt vườn,… đã gây ra nhiều khói bụi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hay vứt vỏ chai, túi thuốc ngay trên bờ ruộng, các kênh rạch cũng là tác nhân gây ô nhiễm không khí.

Trong giao thông vận tải, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy,… đã thải ra môi trường một lượng lớn khói bụi, khí thải độc hại hàng ngày. Đặc biệt là những phương tiện cũ, lỗi thời hoạt động bằng nhiên liệu khí đốt thì lượng khí thải sẽ lớn hơn nhiều. Đây là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác mang tính trực tiếp và nghiêm trọng nhất.

Ngoài ra, các hoạt động quân sự như chiến tranh hóa học, vũ khí hạt nhân, khí độc, tên lửa cũng không loại trừ là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí toàn cầu.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí chính là mối đe dọa lớn nhất tới sức khỏe con người. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí là vô cùng kinh khủng, mỗi năm có tới 7 triệu người trên thế giới bị chết do không khí ô nhiễm. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí rất lớn khi vừa là nguyên nhân hình thành các căn bệnh ngoài da, kích ứng mắt, hen suyễn,…

Bên cạnh đó, đây cũng là tác nhân làm trầm trọng các bệnh đơn giản thành nguy hiểm như suy hô hấp, tim mạch, ung thư phổi, bệnh võng mạc, biến chứng tâm lý, bệnh Alzheimer, Parkinson,… Và vô số những rủi ro khi tiếp xúc không khí ô nhiễm là không thể lường trước được. Theo nghiên cứu, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người rất nghiêm trọng và khó có thể cứu chữa.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến môi trường xung quanh như nước, đất,… cũng rất lớn. Các chất khí thải độc hại sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất và gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Từ đó dẫn đến tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường hệ sinh thái bao gồm động thực vật. Các chất khí độc hại như flo, chì sẽ khiến cho động vật bị nhiễm độc qua chuỗi thức ăn.

Một trong những hậu quả ô nhiễm không khí là có thể tạo ra mưa axit sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, nước của cây cối khiến chúng ngày càng kém phát triển và chết dần. Đồng thời, tác hại ô nhiễm không khí đối với động vật và sinh vật dưới nước cũng nghiêm trọng bởi không khí ô nhiễm làm thay đổi trực tiếp tính chất của đất, nước làm chúng bị nhiễm bẩn. Như vậy, có thể thấy được hậu quả ô nhiễm môi trường không khí là gây ảnh hưởng trầm trọng tới vạn vật muôn loài, từ các loài sinh vật cho đến con người.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Để xử lý ô nhiễm không khí nhanh chóng và triệt để thì cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí thiết thực và phù hợp.

+ Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, thay thế các loại máy móc, dây chuyền lạc hậu bằng những dây chuyền công nghệ hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm không khí.

+ Mở rộng kiến thức, nâng cao nhận thức của con người về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.

+ Thay thế các nhiên liệu rắn để đốt cháy như than đá, củi gỗ,… thành các nguồn năng lượng sạch như điện, khí đốt tự nhiên. Đây cũng là biện pháp chống ô nhiễm không khí hiệu quả.

+ Giảm thiểu tối đa việc xây dựng thêm nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp để giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường.

+ Xây dựng và kiểm soát hệ thống xử lý rác thải, khí thải công nghệ cao để lượng chất thải ra ngoài không còn gây hại như trước nữa.

+ Tích cực trồng rừng và trồng nhiều cây xanh trên khắp các nẻo đường, ở khuôn viên công viên, chung cư, biệt thự hay trong vườn nhà để lọc hút khí độc trong không khí.

+ Trồng và sử dụng nhiều cây xanh, cây cảnh trong nhà để thanh lọc không khí cũng là giải pháp ô nhiễm không khí ở không gian sống của bạn.

+ Các phương tiện giao thông vận tải cần được cải tiến, sử dụng dầu sạch hay động cơ hiện đại để hoạt động, giảm thiểu khói bụi, kiểm soát ô nhiễm không khí.

+ Không vứt rác bừa bãi, không đốt rác mà phải phân loại và xử lý hợp lý.

+ Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hay các phương tiện không hoạt động bằng nhiên liệu độc hại như đi bộ, đi xe đạp,…

+ Ưu tiên sử dụng những năng lượng sạch, năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, mặt trời,…

Dù có đưa ra vô vàn những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nhưng điều quan trọng nhất, có tính quyết định nhất chính là thái độ, ý thức của mỗi cá nhân.

Như vậy, ta có thể thấy vấn đề ô nhiễm không khí đang gây nhức nhối cho toàn cầu, ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và kinh tế xã hội. Không khí ô nhiễm cần được giải quyết nhanh chóng và càng sớm càng tốt. Trên đây là toàn bộ những kiến thức về ô nhiễm môi trường không khí, hy vọng bạn sẽ đọc thật kỹ và đưa ra được những cách khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả nhé!

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.