Kỹ thuật tăng sản lượng cá mè hoa nuôi

Để tăng sản lượng cá mè hoa nuôi ở ao, hồ, ruộng cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
1. Do lượng động vật phù du trong ao luôn ít hơn thực vật phù du, khi cho cá ăn thức ăn nhân tạo như: Cám, bột mì, bột sắn… thì khả năng tranh ăn của cá mè trắng mạnh hơn cá mè hoa nên thường tỷ lệ nuôi giữa mè trắng và mè hoa thường từ 3 – 5/1.
2. Ao nuôi cá mè hoa là chính, 1 năm có thể thả 3 – 4 đợt giống. Trong điều kiện như vậy, để đảm bảo cá mè hoa luôn lớn nhanh hơn cá mè trắng thì phải:
– Nuôi ghép cá mè trắng cỡ nhỏ (50 – 100g/con) với cá mè hoa cỡ lớn (300 – 500g/con).
– Khống chế mật độ và cỡ cá mè trắng (khi cá mè trắng đạt 0,75 – 1kg/con thì thu hoạch ngay) rồi lại thả tiếp cá cỡ nhỏ (số lượng cá thả bằng số lượng cá thu).
Ở các ao, hồ, đầm vùng đồng bằng hay vùng trung du nước có nhiều mầu Mỡ thì thả cá mè hoa, trắm Cỏ, trôi làm chính, ghép thêm cá mè trắng, cá chép, cá diếc; số lượng cá mè thả chiếm 23 – 33% tổng số lượng cá. Năng suất đạt 1,8 – 3,7 tấn/1 ha, trong đó mè hoa chiếm 20 – 25% năng suất chung.
Ở hồ Cấm Sơn rộng 2600 ha, trước đây mỗi năm thả 80% cá mè hoa giống đã thu được 120 tấn/năm, tới nay vẫn có cá mè hoa nặng 7 – 8kg.
Phát triển nuôi cá mè hoa còn có tác dụng làm sạch ao hồ, góp phần chống ô nhiễm môi trường nước vì cá mè hoa ăn sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ, vi khuẩn là nguồn gốc gây ra mùi hôi thối tại các ao, hồ ở nông thôn.
Nguồn: vietlinh.vn
Related posts
Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch nuôi
Kinh nghiệm vận chuyển cá giống giảm thiểu tối đa tỷ lệ chết
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá chép giòn
Giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống của cá giống khi vận chuyển
Mối nguy hại từ cá dọn bể
Phòng và trị bệnh nấm nhớt ở cá rô đồng
Phòng trị bệnh sưng phù và nổ mắt ở cá diêu hồng
Lót bạt nuôi cá chê lai
Cách nuôi cá bằng phế phẩm gia súc
Mô hình liên kết nuôi cá rô phi VietGAP