Cây Nho Pháp – Cách Trồng Cây Nho Pháp Thu được Nhiều Quả Nhất


Với những cây nho truyền thống sau khi trồng, bạn phải mất từ 3 – 4 năm thì cây mắt bắt đầu cho quả, một khoảng thời gian khá dài đúng không? Tuy nhiên với cây nho Pháp thì khác, bạn chỉ cần 1 năm là đã có một giàn nho sai trĩu quạt nhìn thích mắt rồi. Thời gian ngắn như thế mà cây trồng lại ít bị sâu bệnh, cho năng suất cao… thì tại sao tại lại không trồng cơ chứ. Còn bây giờ hãy cùng đi tìm hiểu thêm về đặc điểm và cách trồng, cách chăm sóc cây nho Pháp như thế nào để cho năng suất tốt nhất nhé.

Cay-nho-1a - kythuatcanhtac.com

Đặc điểm của cây nho Pháp

  • Cây nho này có hai loại đó là cây nho Pháp quả xanhcây nho Pháp quả tím tuy nhiên nó đều có một đặc điểm chúng là vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
  • Thân cây nho Pháp thuộc dạng thân leo phần hom giâm của thân chính là gốc để thân cây nho mọc phát triển thêm. Thân cây còn có thể mọc ra từ những cành gốc ghép thậm chí là từ hạt, nhưng nếu mọc từ hạt thì sức sống của nó sẽ kém hơn và thường thì việc trồng này chỉ được sử dụng như vật liệu lai tạo giống mà thôi.
  • Cành cây nho Pháp, cành mọc trên các đốt của thân các cành nho sau khi xuất hiện sẽ bò dần lên giàn, nếu bạn muốn cành mọc đúng theo ý mình thì cần cắt tỉa thường xuyên và nhất là sau quá trình thu hái. Cành thì bao gồm cành vượt và cành cho quả.
  • Lá nho mọc cách trên thân, nó có hình dáng xẻ thùy và có màu xanh non đẹp mắt.
  • Quả nho hơi dài, ngọt và không quá lớn.
nho-phap-3a - kythuatcanhtac.com

Nói chung thì cây nho Pháp có tốc độ sinh trưởng khá tốt nếu gặp điều kiện chăm sóc và khí hậu lý tưởng, loại đất phù sau được cho là thích hợp nhất, Ngoài ra bạn cũng có thể trồng trên đất cát, đất lẫn sỏi cũng được chỉ cần thoát nước tốt vào mùa mưa, có đủ dinh dưỡng thì cây vẫn phát triển được nhé.

Độ pH để cây phát triển ổn định là từ 6.5 – 7 khí hậu khô, độ ẩm thấp và lượng mưa ít chính là điều kiện lý tưởng để cây nho phát triển và cũng hạn chế tối đa lượng sâu bệnh gây hại.

Trồng cây nho Pháp như thế nào?

Cây nho Pháp là một cây thân thảo nên khi trồng thì phải bắc dàn cho nho, với những nơi có quá nhiều nắng và gió thì ta cần có lưới che những thời điểm nắng gắt để đảm bảo cho quá trình phát triển của cây nhé.

Cây nho pháp – Cách trồng cây nho pháp thu được nhiều quả nhất 2 - kythuatcanhtac.com

Giống nho Pháp này được nhân giống chủ yếu bằng phương pháo nhân bản vô tính, hay còn gọi là giâm cành. Những cành được lựa chọn phải là cành bụ bẫm, thuộc những cây ít bị sâu bệnh cho chất lượng quả đều, to, đẹp, vị ngọt đạt năng suất cây trồng. Cây cần đạt chiều cao tối thiểu là 30cm.

Nho là một loại cây trồng khá tiết kiệm diện tích và cây nho Pháp cũng như thế, nếu nhà bạn không quá rộng có thể trồng cây trong chậu cũng được nhé, chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như những chất có lợi, hạn chế sâu bệnh và bắc dàn để cây sinh trưởng tốt là được.

Cách làm giàn cho nho pháp

Loại gіàn cho nho pháp này được sử dụng trong đіều kiện là không gian nhỏ, dùng một trụ bê tong cắm cao 2-2,2m, gác lên đầu các trụ thường sử dụng сác thanh gỗ hoặc cáс thanh sắt, hoặc dây kẽm lớn, phía trên сác đà ngang căng hệ thống một tấm lưới bằng dây kẽm lớn.

gian-cho-nho-phap-1a - kythuatcanhtac.com

Khi cây nho pháp có chiềυ cao gần tới giàn, các giàn khoảng 20 -25 cm các bạn phải chú ý bấm ngọn để cây có 3-4 cành cấp 1, khi nhánh cấp 1  сủa nho pháp dài khoảng 50 cm bạn phải ngắt ngọn để mỗi nhánh 1 cho 2 -3 nhánh cấp 2, cành cấp 2 cũng làm như cành cấp 1 thì ngắt tiếp để có 3 hоặc 4 nhánh cấp 3, đây là cách làm để nho nhanh phủ toàn bộ giàn, bộ khung cơ bản. Với cách làm này thì ưu điểm là nhanh phủ kín gіàn và mau cho quả nhưng nhược điểm là cành yếu, một số cành có thể bị chết hoặc không cho quả sаu 2 – 3 năm thυ hoạch (gọi là hiện tượng “bỏ cành”).  Trường hợp khác bạn có thể  để cây có ngọn qua giàn 20 сm rồi mới cắt tỉa tạo nhánh cấp 2 сho nhо pháp như vậy thì cây phủ giàn chậm nhưng sẽ cho sai qυả và tỷ lệ cành cấp 3, cấp 4 chết là ít.

Chăm sóc cây nho Pháp đạt tiêu chuẩn cho quả thơm ngon

Nếu so sánh với nho Ninh Thuận thì cây nho Pháp có quả tròn và sai quả hơn nhiều, ăn nó không phải là ngọt sắc mà là ngọt thanh, có vị hơn rôn rốt và rất giòn. Cây cho quả quanh năm nhưng thường rộ nhất là vào mùa xuân đến mùa hè là quả chín. Cây có sức chống chịu khá tốt, chất lượng của quả lại thơm ngon nên được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên khi trồng cây thì nên chú ý chăm sóc như sau:

nho-phap-4a - kythuatcanhtac.com
  • Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Chế độ chăm sóc định kỳ có nghĩa là cung cấp đủ nước cho cây nhất là vào mùa khô, khi cây phát triển mạnh và lúc quả chín. Nhặt cỏ và bón phân định kỳ cho cây. Hãy xới đất, làm cỏ toàn bộ cây ít nhất 1 lần mỗi vụ nhé, 1 năm thì nên xới gốc từ 2 – 3 lần.
  • Kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cho cây: cây nho Pháp phát triển khá nhiều cành nhánh, tuy nhiên để có thể cây phát triển tốt nhất vì thế, không nên để quá nhiều cành nhánh khác nhau sẽ khiến cho cây mất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi, nên cắt tỉa để nuôi những cành nhánh bụ nhất để nuôi chính còn cắt bỏ những cành phụ gầy ốm đi nhé.
  • Kỹ thuận bón phân: Phân bón cần xác định đúng thời điểm có thể bón định kỳ hoặc bón vào thời điểm cây ra quả, cây phát triển mạnh…
  • Sâu bệnh cũng chính là mối nguy hại không lường khi ta trồng cây nho Pháp, mặc dù sâu bệnh không quá nhiều nhưng nếu đã xuất hiện nó sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng vì thế cần phải có biện pháp phòng chống tốt nhất để cây không bị ảnh hưởng và cho chất lượng quả tốt nhất.

Nói chung cây nho Pháp là một loại cây cho chất lượng quả thơm ngon lại không cần tốn quá nhiều thời gian chăm sóc hay phát triển , thời gian cho quả ngắn vì thế mà hiện nay cây đang được khá nhiều người ưa chuộng.

Kết.

Trên đây, kythuatcanhtac.com đã chia sẻ νới các bạn một số thông tin về đặc điểm, ngυồn gốc, cách trồng và chăm sóс cây nho pháp. Hi vọng rắng bàі viết trên đây sẽ cung cấp cho сác bạn những thông tin bổ ích nhé!


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.