Cây Chè Vằng – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Chè Vằng


Cây chè vằng hay còn được gọi là vằng, cẩm văn, chè cước man, cẩm vân, dây vắng, lài ba gân, thuộc họ Nhài Oleaceae, có tên khoa học là Jasminum subtriplinerve. Cây chè vằng được Blume mô tả cấu tạo khoa học vào năm 1851.

Đặc điểm của cây chè vằng

Cây chè vằng thường mọc hoang ở các vùng núi, được sử dụng như loại thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau.

Đặc điểm hình dáng cây chè vằng

Chè vằng thuộc giống cây mọc bụi nhỏ, đường kính khoảng 5 -6mm, có thân cứng, chia thành nhiều đốt, có chiều dài lên đến hàng chục mét, vỏ có màu nhãn lục đặc trưng. Lá cây chè vừng thường có 3 gân dọc lá, 2 gân bên uốn cong theo đường viền của mép lá, thường mọc đối xứng theo hình mác, phía cuống lá tròn, kích thước của lá nhỏ dần theo chiều từ gốc tới ngọn.

cay-che-vang-1 - kythuatcanhtac.com

Hoa chè vừng thường có 10 cánh, màu trắng, mọc thành xim ở đầu ngọn cành. Có quả có dạng hình cầu, kích thước nhỏ tương đương với hạt ngô, khi chín quả có màu vàng, mỗi quả bên trong đều chứa 1 hạt. Vì có hình dạng và đặc điểm khá giống với cây lá ngón, nên cây chè vằng thường rất hay bị nhầm lẫn.

Đặc điểm sinh trưởng cây chè vằng

Dựa theo đặc tính sinh trưởng, cũng như hình dáng của cây, người ta chia cây chè vằng thành 3 loại:

  • Chè vằng lá nhỏ (vằng sẻ)
  • Chè vằng lá to (vằng trâu)
  • Chè vằng núi.

Cây chè vằng có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, có khả năng chống chọi với nhiều điều kiện sống khác nhau, thậm chí ở nhiều nơi chè vằng có thể mọc hoang không cần chăm sóc nhưng vẫn phát triển bình thường.

Lợi ích của cây chè vằng

Trong dân gian, chè vằng đã được biết đến với công dụng chữa trị các bệnh ghẻ ngứa, vết thương do côn trùng hoặc rắn cắn. Chè vằng có thể tận dụng được hết tất cả các bộ phận như: thân, lá, cành, hoa,quả,…thường xuyên sử dụng chè vằng sẽ giúp cơ thể có thêm nguồn năng lượng tích cực, hỗ trợ cho bệnh thiếu máu, mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu,… Chất flavonoit và ancaloit chứa trong chè vằng, có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết thương, cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể.

cay-che-vang-2 - kythuatcanhtac.com

Сây chè vằng có nhiều tác dụng trong chữa bệnh

Đặc biệt đối với phụ nữ sau khi sinh, nên sử dụng chè vằng, sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, lợi sữa, chống nhiễm khuẩn hậu sản, viêm tuyến sữa.  Chè vằng được xem là loại đồ uống giúp bổ gan, nhuận tràng, lợi mật, giúp thư giãn cơ thể, kích thích quá trình tiêu hóa hiệu quả.

Cách trồng và chăm sóc cây chè vằng

Cách nhân giống cây chè vằng

Cây chè vằng được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt, hoặc có thể trồng sử dụng hom bánh tẻ để giâm, ngoài ra cây còn có thể sử dụng cây con được tách ra từ cây mẹ để trồng. Đối với phương pháp trồng bằng hạt, cần chọn những hạt to, chắc khỏe, có khả năng nảy mầm cao, khi gieo hạt nên gieo vào mùa xuân, hoặc vào những khi điều kiện thời tiết mát mẻ. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom: Nên chọn những cây mẹ đang phát triển tốt, khỏe mạnh, cắt hom bánh tẻ với đường kính từ 0,5 – 1cm, dài khoảng 30cm. Giâm hom giống xuống cát ẩm trong 20 ngày, khi cây đã ra rễ thì tiến hành bứng cây giống vào bầu đất đã chuẩn bị trước, cung cấp độ ẩm đầy đủ cho cây giống hàng ngày. Sau khoảng 3 tháng, cây giống đã phát triển mạnh về rễ cũng như thân, thì có thể tiến hành đem ra đất trồng.

cay-che-vang-3 - kythuatcanhtac.com

Cách trồng cây chè vằng

Chọn đất

Chè vằng có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt, vì vậy cây không kén đất trồng. Tuy vậy, để cây phát triển khỏe mạnh, và cho chất lượng tốt, nên chọn những loại đất có độ dinh dưỡng nhất định, có độ ẩm và khả năng chống ngập úng tốt. Đồng thời, không trồng chè vằng ở những chỗ đất chua, ẩm ướt nhiều cây sẽ rất dễ bị chết úng hoặc sâu bệnh dễ dàng phát triển và tấn công. Trước khi  trồng sử dụng thêm hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân lân, và 1 ít lượng vôi bột để cân bằng lại các khoáng chất trong đất.

Cách trồng

Chè vằng được trồng theo các hố trồng, mỗi hố nên trồng cách nhau từ 0,7 – 1,2m. Tách nhẹ bao đất ra khỏi bầu đất, nên cẩn thận để tránh làm bể bầu đất gây ảnh hưởng xấu tới cây. Đặt cây giống nhẹ nhàng vào các hốc trồng, lấp đất nhẹ nhàng, nén chặt phần rễ để cố định cho cây. Phủ 1 lớp cỏ mục để nước không bị bốc hơi nhanh, tưới nước ngay sau đó để cây giống hồi phục và thích nghi với môi trường sống mới.

cay-che-vang-4 - kythuatcanhtac.com

Cách chăm sóc cây chè vằng

Tưới nước

Chè vằng thực tế không cần quá nhiều nước, chỉ cần chú trọng trong giai đoạn hoặc mùa khô 2 ngày/lần là đủ, chú ý không nên tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập và thoát nước không kịp. Vào mùa mưa, có thể ngưng việc cung cấp nước cho chè vằng, thay vào đó nên chú ý đến việc thoát nước kịp thời cho cây.

Bón phân

Cây chè vằng có thể tự mọc và phát triển bình thường mà không bón phân, tuy nhiên bạn cũng có thể bón thêm phân chuồng ủ mục cho cây theo định kỳ 2 tháng/lần, để cây phát triển tốt hơn.

Làm cọc cho cây leo

Thân chè vằng có chiều dài lên đến hàng chục mét, vì vậy bạn cần tiến hành làm cọc cho thân leo, sau đó dùng dây cột nhẹ thân với cọc thành khuôn cho chè vằng phát triển.

Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn

Để tạo sự thông thoáng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, cân thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc và vệ sinh vườn sạch sẽ để các mầm bệnh không có điều kiện để sinh trưởng gây hại cho cây.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây chè vằng

Để phòng trừ sâu bệnh cho cây, cách tốt nhất bạn nên thường thăm vườn kiểm tra tình trạng phát triển của chè vừng, từ đó có thể phát hiện kịp thời và những biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả trước khi chúng lây lan trên diện rộng.

cay-che-vang-5 - kythuatcanhtac.com

Phòng trừ sâu bệnh сho cây chè vằng

Bệnh cháy lá trên cây chè vằng

Bệnh này do loại nấm Fusarium gây hại, khi mắc bệnh cây thường xuất hiện vệt cháy hình tròn hoặc bầu dục từ chóp lá, về sau các vệt cháy lan rộng khắp bề mặt lá. Nếu để lâu không điều trị, cây sẽ bị cháy lá toàn bộ, lá rụng sớm, cây còi cọc không hấp thụ được dinh dưỡng, làm chết cả cây. Để phòng tránh, nên tiến hành dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, ngoài ra có thể sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ sinh học phun định kỳ cho cây như: Bavistin, Score,… Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành cắt bỏ phần bị nhiễm bệnh, hoặc loại bỏ cả cây để tránh lây lan.

Kết.

Trên đây, kythuatсanhtac.сom đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc đіểm, công dụng, ý nghĩa, cáсh trồng và chăm sóc cây chè vằng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho cáс bạn những thông tin thật bổ ích nhé!


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.