Cách phòng và trị bệnh thối nhũn lan Hồ điệp


 - kythuatcanhtac.com

Bạn đã gặp trường hợр lаn Hồ điệp bị thối nhũn lá như thế này chưа? Hãy cùng kythuatcanhtac.com tìm hiểu сách phòng và khắc phục hiện tượng này nhé.

Phòng ngừa và trị bệnh thối nhũn lá và thân của lan hồ điệp - kythuatcanhtac.com

Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên lan hồ điệp:

Bệnh thối nhũn (thối mềm) do vi khuẩn Pseudomonаs gadioli gây ra, giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, đâу là thời điểm nắng nóng (nhiệt độ cao) và mưа nhiều (ẩm độ cаo) là điều kiện thuận lợі để vi khuẩn phát triển.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn ở lan hồ điệp:

  • Điểm thứ 1: Bệnh thường xuất hiện ở đầu lá, với những đóm vàng nhạt, mọng nước, hơi trong suốt, ẩm ướt giống như lá đã bị luộc chín.
  • Điểm thứ 2: bệnh hay tấn công là cuống lá lan hồ điệp, làm lá nhanh chóng bị rụng khỏi thân. nếu không điều trị ngay sẽ làm thối cả thân hồ điệp.
  • Điểm thứ 3: Các lá non trên đỉnh cây hồ điệp cũng hay bị thối nhũn. Khi đã nhiễm bệnh ta dễ dàng bức chúng ra khỏi thân, cầm vào rất ẩm ướt vào lá bị mục nhão.
Phòng ngừa và trị bệnh thối nhũn lá và thân của lan hồ điệp - kythuatcanhtac.com

Phòng bệnh thối nhũn thối mềm cho lan hồ điệp:

  • Thứ 1: Cần đảm bảo nguồn nước tưới cho lan phải sạch, không có vi khuẩn gây bệnh.
  • Thứ 2: Khoảng cách giữa các chậu lan nên bố trí hợp lý không quá dày đặc tạo môi trường ẩm thấp cục bộ, đồng thời khi bệnh xảy ra dễ làm lây lan cho cả vườn lan.
  • Thứ 3: Trong thời điểm mùa mưa cộng với nắng nóng ta nên hạn chế bón phân đạm, dùng ít đến vừa đủ.
  • Thứ 4: Vườn lan cần thông thoáng, giảm nhiệt độ, độ ẩm, đủ ánh sáng cho vườn nhầm tăng cường sức đề kháng cho lan.
  • Thứ 5: Không nên tưới nước vào chiều tối làm nước đọng trên lá lan, tăng nguy cơ lan bị nhiễm bệnh thối nhũn.
  • Hàng tháng phun thuốc trị nấm bệnh ngừa định kì.

Xử lý các cây lan đã bị nhiễm bệnh thối nhũn:

  • Tiến hành tiêu hủy cây bị bệnh nặng hoặc cách ly sang khu vực khác đối với những cây hồ điệp mợi bị bệnh.
  • Ngưng tưới cho lan trong 2 ngày khi xử lý bệnh nhầm tránh tia nước làm phát tán bệnh và giảm tác dụng của thuốc.
  • Phun thuốc kháng vi khuẩn: 1g Streptomicin + 1g Tetracyclin hoà trong 1,5 lít nước. tưới cho cây bị bệnh và xịt cho cả vườn đề phòng bệnh lây lan.

Chúc các bạn có những giò lan Hồ đіệp như ý!


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.