Các loại cây cau cảnh, đặc điểm cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cau


Cây cau cảnh từ xưa vốn là loại cây trang trí và phong thủy được ưa chuộng. Hiện nay loại cây này cũng đang được nhiều người tìm mua và trồng làm cảnh trong nhà. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại cây cau cảnh cũng như cách trồng và kỹ thuật chăm sóc từng loại cau qua bài biết dưới đây.

Giới thiệu về cây cau cảnh

Cay Cau Canh 1 800x800 - kythuatcanhtac.com

Cành cau kiểng dài, nhỏ hướng lên trên có các lá cau mọc đối xứng hai bên. Lá cây cau cảnh khá mỏng, dài, khá mềm và có cuống tròn. Dáng cây đẹp và xanh tốt nên phù hợp để trồng làm cảnh.

Hoa cau có màu trắng, mùi thơm ngát và nở thành từng chùm. Quả cau mọc thành buồng, có hình trứng và được dùng để ăn kèm với trầu ở nước ta.

Các loại cây cau cảnh

Cây cau ta

Cây cau ta có tên khoa học là Areca catechu. Ở một số nơi cây cũng được gọi là cau ăn trầu hay cây cau ăn quả. Có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, cây cau ta đã được trồng tại Việt Nam từ rất lâu.

Cay Cau Ta 800x600 - kythuatcanhtac.com

Người Việt thường trồng cây cau ta như một loại cây bóng mát và lấy quả. Cây có dáng thẳng, đẹp nên được trồng nhiều tại sân vườn để trang trí và lấy bóng mát.

Cây cau đỏ

Cay Cau Do 800x533 - kythuatcanhtac.com

Cây cau đỏ là loại thực vật ưa sáng và có tốc độ phát triển nhanh. Vì vậy cây thích hợp được trồng ngoài trời để làm đẹp cảnh quan. Nếu muốn trồng cây trong nhà, nên chọn những vị trí có nhiều ánh sáng như cạnh cửa sổ và ban công.

Cây cau đuôi chồn

Cay Cau Duoi Chon 800x600 - kythuatcanhtac.com

Với vẻ đẹp đặc biệt, cây cau đuôi chồn thường được trồng làm cảnh, trang trí trong các gia đình, công viên và đường phố.

Ý nghĩa của cây cau cảnh và tục ăn trầu cau

Theo quan niệm dân gian, cây cau cảnh trong phong thủy là loài cây đại diện cho sự bình yên và những điều tốt đẹp. Thân cây thẳng đứng với các tán lá rộng tập chung ở phần đỉnh nhìn từ xa như một chiếc ô tự nhiên. Vì thế nhiều người quan niệm trồng cây trong nhà có thể bảo vệ và che chắn cho các thành viên trong gia đình khỏi những điều xấu xa và vận rủi. Thân cau mọc thẳng tắp mang ý nghĩa như cây cột chống đỡ khí vận cho gia chủ. 

Cây cau là một trong hai đại diện cho рhong tục cưới hỏi không thể thiếυ cùng với cây trầu, lá trầu.

Hình ảnh “hoa cau vườn trầu” đã trở thành một phần trong văn hóa người Việt. Những bông hoa cau trắng muốt với hương thơm ngát mang đến điềm may và sự thanh khiết cho không gian quanh nhà. Trồng cây cau cảnh giúp gia tăng vượng khí và nâng cao phong thủy cho ngôi nhà.

Trong văn hóa Việt Nam, cây cau đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu, đặc biệt với các tỉnh miền bắc. Tục lệ ăn trầu cau có từ rất lâu đời và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Việt.

Xem thêm: NÊN và KHÔNG NÊN trồng cây gì trước nhà theo phong thủy

Tác dụng của cây cau cảnh

Tùy từng loại cau cảnh mà cây có kích thước khác nhau. Vì vậy cây cau cảnh có thể được trồng trong nhà hay ngoài trời đều được. Thông thường người ta hay chọn những cây cau cảnh nhỏ và phát triển chậm để trồng trong nhà. Những cây cau lớn và phát triển nhanh được trồng cạnh nhà lấy bóng mát lại vừa để làm đẹp.

Cay Cau Canh 800x918 - kythuatcanhtac.com

Ngoài tác dụng làm cảnh, cây cau còn được ứng dụng.trong đông y. Hạt của cây cau được dùng để trừ giun sán, sát trùng và thông khí khá hiệu quả. Vỏ quả cau có thể điều chế thuốc lợi tiểu và chữa tiêu chảy, chướng bụng.

Một bài thuốc nổi tiếng về cây cau đó là hạt cau ngâm rượu. Người dân Việt từ sớm đã biết ngâm hạt cau với rượu như một loại thuốc ngậm chữa sâu và viêm răng rất hiệu quả.

Cách trồng cây cau cảnh

Có thể nhân giống cây cau cảnh bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành. Cây cau có sức sống tốt nên kỹ thuật trồng cây cau không quá phức tạp và tỉ lệ thành công cao. Cây phù hợp trồng trên đất giàu dinh dưỡng nên tốt nhất hãy sử dụng đất thịt cho cây.

Khi trồng cây cau cảnh bằng phương pháp gieo hạt, bạn nên chọn các hạt cau già và không bị bệnh hay sứt mẻ. Đem gieo hạt cau đã chọn vào đất ẩm, giàu dinh dưỡng. Tiến hành tưới nước một thời gian cho đến khi cây con nhú khỏi mặt đất.

Cách trồng cây bằng hạt giống tuy đơn giản nhưng lại mất khá nhiều thời gian. Vì vậy người ta cũng thường dùng phương pháp chiết bẹ lá từ gốc. Với phương pháp này, nên chọn các cành lá đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Đem cành chiết giâm vào đất ẩm giàu dinh dưỡng. Có thể sử dụng một số loại thuốc kích thích mọc rễ để cây con phát triển nhanh.

Cay Cau Canh 2 800x600 - kythuatcanhtac.com

Cách chăm sóc cây cau cảnh

Để cây cau cảnh xanh tốt và ra hoa đều đặn, người trồng cần chú ý chăm sóc cây đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc cây cau cảnh.

Ánh sáng

Cây cau cảnh trồng trong nhà nên được đặt tại vị trí có nhiều ánh sáng. Những vị trí cạnh cửa sổ, ban công có ánh sáng hắt khá phù hợp để cây quang hợp và phát triển.

Đất trồng

Đất trồng cây cau cảnh tốt nhất là loại đất thịt màu mỡ. Có thể trộn thêm các loại vỏ trấu, mùn cưa,… để đảm bảo độ tơi xốp cho đất. Nhu cầu dinh dưỡng của cây khá cao nên chú ý bón phân cho cây định kỳ nửa năm một lần.

Tưới nước

Cây cau là loại thực vật ưa ẩm và hút nước tốt. Nên tưới cây thường xuyên mỗi ngày một lần với lượng vừa đủ. Để lá cây cọ cảnh đẹp và xanh tốt, bạn nên tiến hành tưới phun sương cho lá nhằm rửa trôi bụi bẩn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là từ 18-28 độ C. Vì vậy cây khá thích hợp để trồng trong nhà. Cây sống tốt trong môi trường điều hòa nhưng cũng không nên đặt cây trực tiếp tại bộ phận thông khí có nhiệt độ không ổn định.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.