Cây Mai chiếu thủy


1/ Công tác cắt tỉa cành nhánh mai chiếu thủy :

+Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).

+Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn giản nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.

+Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.

+Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.

Tạo dáng mai chiếu thủy

Cây mai chiếu thủy - kythuatcanhtac.com

+Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Các công tác cụ thể:
+Cắt tỉa cành nhánh cho gọn gàng.
+Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày, khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1lần / 1ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.
+Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)

+Thực hiện phun phân nitrát Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thưc hiện 1- 2 đợt.
+Sau đó tưới nước bình thường.
+Sau thời gian bắt đầu xử lý đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở tRắng cành.

2/ Công tác bón phân mai chiếu thủy:

+ Công tác bón phân thường đi đôi với công tác cắt tỉa, cứ sau đợt cắt tỉa thì thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt.

+Loại phân bón thường được sử dụng là phân hữu cơ truyền thống như: phân bò hoai, phân trùn đỏ… và một số phân hạt, phân vô cơ như NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.

Liều lượng phân bón cần thiết cho cây mỗi khi bón là :

+Đối với phân hữu cơ : Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm

+Đối với phân hạt, phân vô cơ : Nếu cây kiểng nhỏ (Gốc >2,5cm, cao >1m) dùng muỗng cà-phê bón 1 muỗng/ chậu , cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng / chậu (nên bón chia đều xung quang chậu ,vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây)

+Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.

3/ Phòng trừ sâu bệnh trên mai chiếu thủy:
Mai chiếu thủy là loài cây ít khi bị sâu bệnh, và có sức chịu đựng cao khi gặp thời tiết bất thường .
Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm (đầu và cuối mùa mưa) cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.

Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra hoa cần chú ý có sâu và hoa có mùi hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm.

Trường hợp không có thời gian làm các bước trên , thì chỉ cần việc ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày khi cây héo lá và tưới nước lại bình thường cũng làm cây ra hoa nhưng mức độ hoa ít hơn, mặt khác cây cũng bị suy yếu dần.

Sinh vật cảnh

Cây cảnh

Sưu tầm


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.