Thông tin cần biết về cây dây nhện làm sạch không khí


Nói đến cây dây nhện có lẽ nhiều người không biết đến, tuy nhiên đây là một loại cây có tác dụng thanh lọc bầu không khí cực tốt và được trồng ở rất nhiều nơi. Vậy bạn đã biết gì về cây này chưa? Nếu chưa hãy cùng đi tìm hiểu về đặc điểm và cách chăm sóc ở nội dung dưới đây nhé.

thong-tin-can-biet-ve-cay-day-nhen-lam-sach-hong-khi-1 - kythuatcanhtac.com
  • Tên gọi khác: cây mẫu tử, cây cỏ lan, cây lan móc, cây điếu lan, cây cỏ mệnh môn…
  • Tên khoa học: Chlorophytum Comosum

Đặc điểm của cây dây nhện

  • Là loại cây thân cỏ gần như không có thân, các cành bên của cây sẽ mọc ra từ cành leo khá dài. Nói cách khác là từ thân cây mẹ, các nhánh con sẽ mọc tỏa rộng ra xung quanh nhìn như màng nhện vậy.
thong-tin-can-biet-ve-cay-day-nhen-lam-sach-hong-khi-2 - kythuatcanhtac.com
  • Lá cây dây nhện dài, uốn chằng chịt lại với nhau khi cây trưởng thành. Lá có màu xanh sọc trắng khá đẹp mắt. Phiến là nhỏ, dài và khá mảnh, nó mọc men theo chậu và rủ xuống nhìn rất đẹp mắt.

Công dụng của cây dây nhện

  • Có khả năng hấp thụ những khí độc hại, làm sạch không khí trong nhà trong thời gian cực ngắn từ đó trả lại bầu không khí trong lành mát mẻ.
  • Cây được trồng nhiều trong nhà, văn phòng công ty, góc học tập, công viên… vừa làm cây trang trí cảnh quan vừa giúp thanh lọc không khí.
  • Đặc biệt, cây dây nhện còn có khả năng hấp thụ bức xạ máy tính nên rất tốt cho những người thường xuyên phải làm việc văn phòng.
  • Thân cây sử dụng làm thuốc rất tốt, nó giúp thanh lọc, giải độc, tiêu viêm, nhuận phổi… sử dụng thân cây giã nát còn giúp làm lành vết thương.

Kỹ thuật chọn và nhân giống cây dây nhện

  • Nhân giống

Cây dây nhện được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, bạn hãy lấy 1 đoạn thân cây có chiều dài từ 5 – 10cm phần mầm non cắm vào trong đấy. Để thế sau một khoảng thời gian từ 7-20 ngày cành đó sẽ phát triển rễ mới. Sau 20 ngày có thể đưa cây vào trong chậu mới, tưới đẫm nước và nhớ đặt ở nơi râm mát, tránh ánh nắng gay gắt.

thong-tin-can-biet-ve-cay-day-nhen-lam-sach-hong-khi-3 - kythuatcanhtac.com

Ngoài ra ta có thể sử dụng phương pháp tách gốc, nhấc cây từ trong chậu ra ngoài, cắt hết phần gốc già sau đó giữa lại từ 3-5 cành khỏe mạnh nhất và trồng từng cành xuống đất.

Cây dây nhện cho hạt nên ta có thể nhân giống trực tiếp từ hạt này, vào đầu mùa mưa hãy tiến hành rắc hạt để chúng nảy mầm, nhớ không được phủ quá nhiều đất lên trên mà chỉ nên phù đất khoảng 0,5cm là đủ, với nhiệt độ 15 độ C thì sau 2 tuần cây sẽ nảy mầm nhé.

Sau khi cây ra mầm hãy nhớ thường xuyên  cung cấp độ ẩm đủ cho cây, cũng không nên bón quá nhiều nước sẽ khiến cho cây bị úng nhưng cũng không nên để cây quá khô ảnh hưởng đến sự hình thành thân và rễ.

  • Lựa chọn giống cây dây nhện như nào?

Muốn cây phát triển khỏe mạnh thì giống cây trồng cần phải khỏe, đảm bảo chất lượng. Vì thế, chọn cây có phiến lá là cho đường cong đẹp, phần sọc trắng chạy dài không bị đứt quãng và phần đầu lá không vàng. Nhìn cây xanh, có sức sống.

Hướng dẫn trồng cây dây nhện tốt nhất

  • Đất trồng: cây không quá kén đất nên bạn có thể trồng trên bất kỳ loại đất nào cũng được, chúng vẫn sinh trưởng tốt. Chỉ cần lưu ý là đất ẩm, đủ dinh dưỡng và tơi xốp cây sẽ phát triển nhanh chóng.
  • Nhiệt độ: từ 18-32 độ C là thích hợp nhất, tuy nhiên với nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây sẽ phát triển kém hơn nhưng vẫn có thể chịu được. Thậm chí dưới 2 độ C cây vẫn sinh trưởng được. Cây thích nghi tốt với nhiệt độ ấm áp, môi trường ẩm và ánh sáng yếu. Cây khá kỵ ánh sáng trực tiếp vào mùa hè.
thong-tin-can-biet-ve-cay-day-nhen-lam-sach-hong-khi-4 - kythuatcanhtac.com
  • Ngoài trồng trong nước bạn có thể trồng cây thủy canh, với bộ rễ trắng hãy trồng trong bình thủy tinh trong suốt để tạo nên nét đẹp cho không gian nhé. Trong nước nên thêm vào một chút nước dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ cho cây phát triển.

Điều kiện trong sóc cây dây nhện

  • Là loại cây sống tốt trong môi trường ấm và ẩm nên hãy nhớ tưới nước thường xuyên cho cây để tăng khả năng sinh trưởng.
  • Để vệ sinh lá bạn có thể phun nước trực tiếp lên lá vừa làm sạch vừa khiến cho lá tươi, xanh hơn.
  • Hãy nhớ bón phân thường xuyên để lá cây dây nhện không bị vàng, khô, nhanh héo. Hãy bổ sung cho cây đủ dinh dưỡng để hạn chế cây bị rũ lá, nhìn sẽ rất mất mĩ quan.
  • Với những cây bắt đầu ra hoa thì nên bón một ít đạm.
  • Nhiệt độ môi trường xuống dưới 4 độ C thì ngừng tới nước và bón phân.
  • Cây cũng rất dễ mắc phải một số loại bệnh như bệnh thối rễ. Giải pháp khắc phục là tăng cường điều tiết lượng phân bón tương ứng, đặt cây ở nơi thoáng, không chịu ánh nắng gay gắt, phát hiện kịp thời nếu thấy lá có hiện tượng sâu bệnh, có thể ngắt bỏ hoặc xử lý nhanh chóng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dây nhện trong nước

Cây dây nhện không những được trồng trong đất mà còn có thể sinh trưởng và phát triển được trong nước nữa. Khi trồng cây trong nước ta cần lưu ý điều sau:

thong-tin-can-biet-ve-cay-day-nhen-lam-sach-hong-khi-5 - kythuatcanhtac.com
  • Chọn bình trồng cây: Cây dây nhện không yêu cầu quá cao khi chọn bình, chỉ cần đó là bình có lỗ đáy là có thể sử dụng được, ngoài ra bạn có thể dựa vào sở thích và yêu cầu của mình để chọn chiếc bình thích hợp nhất.
  • Kích thích cây ra rễ: Việc trồng thủy sinh yêu cầu rễ ra nhiều, đẹp,để  tăng tính thẩm mỹ, chính vì thế mà ta cần phải thúc rễ, ngay từ khi chọn cây hãy chọn cây có cụm lá nhỏ, nhiều rễ khí và có mầm kích thước khoảng 1cm. Sử dụng nilon hay miếng xốp nhỏ hình vuông với kích thước khoảng 5xmx5cmx5cm để kẹp cố định phần gốc, nếu không có thể đem trồng trực tiếp các gốc nhỏ này vào trong bình dinh dưỡng cũng được, nó sẽ giúp cây phát triển tự nhiên hơn.
  • Chăm sóc cây cũng như bổ sung dưỡng chất: Thời kỳ đầu mới trồng thì có thể pha loãng dưỡng chất cho vào nước đảm bảo không bị sốc khi trồng cây, phần thân, lá, rễ… đều tiêu hao dinh dưỡng khá nhanh nên vào những ngày thời tiết mát mẻ thì nên bổ sung kịp thời nhanh chóng dưỡng chất. Cứ khoảng 7 ngày thì thêm nước và khoảng từ 30-60 ngày thì bón dưỡng chất 1 lần.

Phòng chống sâu bệnh thường gặp cho cây dây nhện

Với cây dây nhện thì căn bệnh mà chúng thường gặp nhất chính là bệnh thối rễ, để phòng chống bệnh này thì nên tăng cường điều tiết phân bón sao cho hợp lý nhất, nên đặt ở nơi thông gió, thường xuyên thay nước chứ không tích nước trong chậu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra cũng nên kịp thời cắt bỏ những cành nhánh có hiện tượng sâu bệnh, thường xuyên vệ sinh lá đảm bảo côn trùng không bám trên lá.

thong-tin-can-biet-ve-cay-day-nhen-lam-sach-hong-khi-6 - kythuatcanhtac.com

Đây là loại cây mang đến vi vọng với thân hình mềm mại vì thế đang được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn trang trí nội thất, bạn có thể trồng trên đất hay trong nước đều được chỉ cần đảm bảo có chế độ chăm sóc phù hợp để cây luôn phát triển khỏe mạnh nhé.

Cây dây nhện là một cây đẹp, có dáng thanh mảnh thanh tao, bạn có thể trồng trong chậu treo, chậu để bàn hay trồng trong lọ thủy canh, nó vẫn sẽ khoe trọn được nét đẹp vốn có. Chính vì thế, khi trồng cây bạn nên để ý đến độ dài của lá và tạo dáng cho lá phát triển đẹp nhất, tăng tính thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà cũng như để nó phát huy tác dụng thanh lọc môi trường nhé.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.