Nuôi tôm thẻ chân trắng


Hiệu quả nuôi được thể hiện dưới nhiều góc độ: khả năng kiểm soát môi trường và mầm bệnh tốt hơn, cho phép nuôi mật độ cao (150 – 300 con/m2) để cải thiện năng suất (25 – 40 tấn/ha/vụ), hiệu quả cao hơn khi cần nhanh chóng thay đổi hoặc cải thiện môi trường nuôi, tiết kiệm chi phí sản xuất (hóa chất, vôi, vi sinh, thức ăn, nhân công) nhờ đó có cơ hội giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận thu về. Ao nh� còn phù hợp với qui mô và giá cả của các trang thiết bị hỗ trợ hiện có trên thị trường, đặc biệt là hệ thống cung cấp oxy hòa tan (quạt nước, sục khí đáy hoặc sục lủi) hoặc xử lý nước bằng phương pháp vật lý (lọc, tia cực tím, ozone, siêu âm hay công nghệ nano).

Mô hình nuôi tôm theo qui trình semi-biofloc của Trang trại Nuôi trồng Thủy sản Chính Mỹ ở Khánh Hòa sử dụng ao 1.200 – 1.500 m2, đầu tư hiện đại chỉ có chi phí sản xuất ở mức 60.000 đồng/kg với năng suất ổn định từ 4 – 5 tấn/ao/vụ (Hình 1). Với năng suất và chi phí sản xuất này, một khu nuôi chuẩn gồm 3 ao nuôi, 1 ao ương và 1 ao chứa nước cấp bù trên diện tích 1 ha, mỗi vụ nuôi có thể đem lại lợi nhuận từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng. Cùng đầu tư theo hướng sử dụng ao nhỏ lót bạt, có hệ thống siphone và hệ thống quạt nước đủ mạnh, ông Nguyễn Hữu Khoa chủ đại lý Anh Khoa ở Bình Thuận cho biết “lúc trước một ao nuôi hình chữ nhật diện tích 3.000 m2nếu nuôi tốt tôi thu 7 – 8 tấn tôm mỗi vụ. Từ khi chia nhỏ thành 2 ao thì quản lý dễ hơn, tổng sản lượng lên đến 10 – 12 tấn/vụ. Quan trọng hơn, khi muốn nâng kiềm hay xử lý nước thì có thể thấy hiệu quả gần như tức thời nhờ ao nhỏ, mức độ khuấy đảo tốt”. Tỉ lệ thành công lên đến hơn 70% tổng số hơn 80 ao nuôi. Cỡ tôm thu hoạch từ 25 – 70 con/kg, phổ biến nhất là 35 – 45 con/m2.

Tôm thẻ  - kythuatcanhtac.com

 Ao nuôi 1.200 m2 lót bạt, sử dụng công nghệ semi-biofloc (trái) 

Ao nuôi diện tích nhỏ được thiết kế dạng hình vuông, bo bốn góc, lót bạt HDPE toàn bộ nền đáy và bờ ao để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vệ sinh, thu gom chất thải cũng như sử dụng quạt nước công suất lớn. Ở một số tỉnh miền Bắc, thay vì lót bạt, người nuôi làm ao bê tông. Tuy nhiên, hiệu quả và đặc biệt là khả năng vệ sinh không tốt bằng giải pháp lót bạt HDPE. Diện tích ao có thể dao động từ 500 – 2.000 m2, phổ biến nhất là tầm 1.200 – 1.600 m2. Độ sâu của ao phụ thuộc vào diện tích bề mặt, được thiết kế để có thể đảm bảo mực nước từ 1,3 – 1,7 m. Đáy ao được xử lý kỹ bằng cách bơm cát, lu nền trước khi lót bạt. Độ dốc về trung tâm của ao không cần phải quá lớn, chỉ đủ để nước dồn về đây khi xả cạn. Nếu bố trí hệ thống quạt hợp lý, chất thải sẽ dồn tụ vào khu vực giữa ao, nơi bố trí hố thu gom chất thải và hệ thống siphon. Người nuôi có thể siphon liên tục trong một khoảng thời gian hoặc chỉ định kỳ với tần suất tăng dần theo thời gian nuôi sao cho chất thải không có cơ hội tích lũy, phân hủy trong môi trường ao nuôi. Đây được coi là bí quyết thành công của các cơ sở nuôi tôm tại Thailand và Indonesia khi dịch bệnh phổ biến, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

Một ao nuôi diện tích 1.500 m2 cần đầu tư 4 giàn quạt, đặt ở gần 4 góc ao. Công suất của motor là 3 mã lực cho mỗi giàn. Trong trường hợp sử dụng 1 motor để chạy cùng lúc 2 giàn quạt đặt ở 2 ao sát nhau thì công suất của motor là 5 mã lực. Số lượng cánh quạt từ 10 – 12 cánh. Chiều dài của trục lap từ bờ đến cánh quạt xa nhất khoảng ½ khoảng cách từ bờ đến giữa ao. Trục lap của giàn quạt nên đặt lệch khoảng 6 – 8o ngửa ra so với trục vuông góc với bờ ao để tạo dòng chảy tốt hơn, thu gom chất thải tốt hơn. Trong tháng nuôi đầu tiên, khi tôm còn nhỏ, chỉ cần đặt một sục lủi công suất 1 mã lực ở giữa ao, kết hợp với hệ thống sục khí đáy dọc bờ ao công suất 2 mã lực là đủ. Từ tháng thứ 2 trở đi, cho tôm ăn bằng máy tự động, chạy liên tục 2 giàn quạt vào ban ngày và tất cả các giàn quạt vào ban đêm. Cứ 2 – 3 ngày siphon một lần. Sang tháng thứ 3 vận hành liên tục các giàn quạt. Nếu cần thiết thì bổ sung thêm để đảm bảo oxy hòa tan và gom tụ chất thải để siphon, đưa vào ao thu gom chất thải. Lợi khuẩn được nhân sinh khối tại chỗ bằng phương pháp đơn giản và bổ sung vào ao hàng ngày. Chính trong môi trường thuận lợi này, tôm giống có chất lượng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất có thể.

Tổng mức đầu tư cho một khu nuôi 1 ha hoàn chỉnh ở mức 1,0 - 1,5 tỉ đồng hay 250 – 300 triệu/ao. Mức đầu tư này có thể là rào cản với các hộ nuôi tôm gia đình, qui mô nhỏ. Tuy nhiên, xét về hiệu quả sản xuất và khả năng kiểm soát rủi ro, việc đầu tư ao nuôi nhỏ, quản lý tốt vẫn hợp lý hơn nhiều so với nuôi diện tích lớn mà đầu tư không xứng tầm trong điều kiện hiện nay.

>>>>Thủy sản nước ngọt


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.