Lan ý Thảo – Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan ý Thảo


Lan ý thảo thuộc họ Dendrobium được đánh gіá là loại lan quý và đẹp trong giới chơi lan từ xưa đến nay. Vẻ đẹp của сhúng không chỉ đến từ sắc hoa đặc biệt 3 màu hài hòa mà còn bởi bộ hành giả mang vẻ đẹp hung dung cứng cáp.

Lan thảo ý là gì ?

Lan ý thảo hay còn có tên gọi khác là hoàng thảo ý thảo. Đây là loại lan hoàng thảo có thân thảo mọc thành từng cụm với nhau tạo thành bụi khá lớn. Trong tự nhiên loại lan này mọc chiều dài thân khoảng 30-40cm và đường kính từ 0,5-0,7cm. Cây có hệ thống lá xếp thành hai dãy với phiến lá hình mác mép lá nhẵn màu giống màu thân của mình. Mỗi lá dài chừng 10cm và rộng 1,8cm và ở đầu 2 thùy lệch.

lan ý thảo - kythuatcanhtac.com

Hoa của lan ý thảo mọc thành từng chụm với mỗi cụm có khoảng từ 2-4 bông hoa mọc gần ở các đốt phía trên thân. Hoa lộn ngược có màu tím rất nhạt với phần môi có màu trắng bên trong màu vàng cam nổi bật. Cánh môi gần tròn, dài 2,5-2,7 cm, rộng 2,1-2,3 cm, gốc hơi thót và có các vạch chéo màu tím ở chóp, ở giữa có một đốm màu vàng. Trụ màu trắng, cao 0,3-0,4 cm.

Hoa lan ý thảo thường nở vào đầu mùa xuân cho tới 2 tháng sau đó. Mỗi lần nở chúng thường sẽ ra đồng loạt tạo nên một cảnh tượng rất đẹp và độc đáo. Chính vẻ đẹp của chúng đã khiến nhiều người ưa thích và chọn trồng loại lan này vào bộ sưu tập lan của mình dù trồng loại lan này tương đối khó.

Khu vực phân bố của lan ý thảo

Lan ý thảo trong tự nhiên thường được tìm thấy trong các cánh rừng cây lá sớm rụng như các cánh rừng thường xanh mưa ấm vùng đất thấp. Một số nước trồng nhiều loại lan này có thể kể đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và trong đó có cả Việt Nam.

Khu vực phân bố của lan ý thảo - kythuatcanhtac.com

Tại Việt Nam, lan ý thảo sống trong tự nhiên có tại các tỉnh Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Cách trồng và chăm sóc lan ý thảo

Lan ý thảo là loại lan phát triển tốt nhất trong môi trường có khí hậu mát mẻ tới hơi nóng với lượng ánh sáng ở mức trung bình. Việc chăm sóc loại lan này cần đòi hỏi phải cung cấp đủ độ ẩm ướt cho cây và định kì bón thêm phân bón trong mùa sinh trưởng. Cây có thời kì nghỉ đông nên thời điểm này ngừng tưới nước sau khi các chồi non xuất hiện mới bón tiếp.

Gía thể trồng lan ý thảo

Lan ý thảo cũng giống như những loại lan hoàng thảo có thể trồng trên giá thể gỗ lũa hoặc trong chậu đều được.

Gía thể trồng lan ý thảo - kythuatcanhtac.com
  • Với giá thể gỗ: Bạn cần chọn những loại gỗ chắc cứng như vú sữa, nhãn sao xanh vv. Bóc hết phần vỏ và ngâm vào nước vôi để diẹt hết các mầm bệnh trước khi trồng cây vào đó. Một mẹo nhỏ giúp cây bám chắc vào giá thể đó chính là bạn khoan thêm nhiều lỗ nhỏ trên gỗ để sau này lan ra rễ sẽ chụo và bám chặt vào gỗ hơn. Loại giá thể này có ưu điểm là thoáng khí và thoát nước tốt.
  • Với chậu trồng: Bạn nên chọn những loại chậu bằng đất nung có nhiều lỗ nhỏ. Bên trong giá thể được xếp một lớp than củi đã ngâm nước 2 tuần ngoài ra có thể thêm vào đó một chút xơ dừa đã ngâm dung dịch đặc trị nấm để cây sau này không bị thối rễ và héo rũ.

Cách chọn cây giống lan ý thảo

Chọn những cây giống khô ráo không bị ướt. Ngoài ra nên chọn những cây không có mầm non vì sẽ dễ trồng hơn sau này.

Cách chọn cây giống lan ý thảo - kythuatcanhtac.com

Sau khi chọn được cây giống bạn tiến hành xử lý giống trước khi trồng. Bằng việc tỉa sạch rễ chỉ chừa lại một đoạn 2-3cm và ngâm chúng vào dung dịch physan khoảng 20 phút rồi đem phơi khô trong vòng 1 ngày. Sau đó bạn tiến tục ngâm vào dung dịch diệt trừ nấm Ridimilgold 68wg trong vòng 1 tiếng rồi treo cây qua một đêm.

Cách trồng ghép

Khi ghép vào giá thể gỗ lũa bạn sử dụng sung bắn ghim để cố định rễ vào lũa. Tuy nhiên sau khi cây ra rễ bạn cần nhổ ghim ra và loại bỏ các loại sắt oxit do ghim để lại để chống độc cho cây.

Nếu trồng trên chậu bạn tiến hành lót vào 2/3 đáy một lượng than củi và vỏ thông. Chèn rễ dớn bèo xung quanh gốc lan sao cho không phủ kín các mắt ngủ gốc. Cố định cây lan vào các dây treo chậu để giúp gốc của cây được ổn định và nhanh ra rễ.

Nước tưới

Với những cây mới ghép bạn tiến hành duy trì độ ẩm và treo cây ở nơi thoáng mát. Định kì hàng ngày tưới nước giữ ảm cho cây. Thười kì đầu nên treo cây dưới một lớp luwois che nắng. Khi cây đã lên rễ mạnh bạn chuyển qua những nơi có ánh sáng mạnh hơn. Tốt nhất nên sử dụng hệ thống tưới phun sươnglà tốt nhất. Chú ý nhớ luôn luôn cân bằng độ ẩm trong khoảng từ 65-75% là hợp lý.

Bón phân cho lan ý thảo

Loại lan này rất thích hợp bón các loại phân hữu cơ như phân bò, phân gà vv. Định kì bạn cũng bổ sung thêm phân NPK 14_13_13 cho cây và hiệu quả nhất là bạn nên bón theo mùa:

– Mùa nghỉ: Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 đến cuối tháng 2 năm sau.

– Mùa tăng trưởng: Từ tháng 3-9.

Một chú ý quan trọng là tất cả việc bón phân kích rễ cho cây nên vào mùa tăng trưởng. ùa nghỉ gần như dừng hét mọi việc tưới tắm và chăm bón.Vì vậy, việc bón phân trong thời kỳ nghỉ gần như là không có tác dụng, cho dù phân, thuốc có tốt đến đâu.

Bón phân cho lan ý thảo - kythuatcanhtac.com

Mùa tăng trưởng: Mùa tăng trưởng bạn cũng chia ra làm 2 thời kì chính để bón phân cho lan ý thảo.

  • Từ tháng 3-8: Dùng phân chuồng ủ hoai với nấm trichodema và bón bổ sung phân NPK chậm tan: 14.13.13 hoặc 13.11.11+NE. hoặc 20.10.10+TE.
  • Từ tháng 9-10: Bón bổ sung phân bón 6.30.30+ TE 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, giúp cây bước vào mùa nghỉ an toàn với đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình ra hoa.

Kết.

Trên đây, kythuatcanhtac.com đã chia sẻ với các bạn một ѕố thông tin về đặс điểm, cách trồng và chăm sóс cây hoa lan thảo ý. Hy vọng với những kiến thức trên đây bạn đã có thể sở hữu cho mình những chậu lan thảo ý khỏe mạnh xanh tốt và hoa to và đẹp. Trồng lan thảo ý không quá khó mà chỉ càn làm đúng kĩ thuật và chăm chỉ bạn sẽ có thể thưởng thức được trọn vẹn vẻ dẹp của chúng.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.