Kỹ thuật trồng cây Dây nhện tại nhà - cây cảnh đẹp Dây nhện


Cây Dây nhện hay còn được gọi là Điếu lan. Với khả năng thanh lọc bầu không khí, mang lại một nơi sống trong lành cho mọi gia đình. Dây nhện là loại cây được trồng phổ biến trong nhiều gia đình. Do đó, trong bài viết này Tài nguyên thực vật sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng cây Dây nhện tại nhà.

Cây dây nhện - kythuatcanhtac.com

Kỹ thuật trồng cây Dân nhện

Cây Dây nhện rất dễ trồng, sinh trưởng tốt và không kén đất. Dây nhện ưa nhiệt độ ấm áp, ẩm ướt, môi trường đầy đủ ánh sáng, mùa hè kỵ nắng gắt chiếu trực tiếp. Cây sinh trưởng nhanh khi ở nhiệt độ 18 – 32°C, cây có thể chịu lạnh rất tốt xuống đến 2oC. Cách trồng và chăm sóc, bón phân cho cây dây nhện trên mặt đất tương tự như trồng các loại cây cảnh thông thường, tuy nhiên khi trồng trong nước cần tuân thủ theo các hướng dẫn để cây phát triển tươi tốt.

Cây dây nhện trồng trong nhà thường được treo trong chậu hoặc trồng trong nước để khoe bộ rễ trắng muốt của nó. Cách chăm sóc cây dây nhện trồng trong nhà tương tự như các loại cây trồng trong nhà khác, cũng như khi trồng chúng trong nước khá đơn giản, chỉ với một vài hướng dẫn.

Kỹ thuật trồng cây Dân nhện - kythuatcanhtac.com

Kỹ thuật trồng cây dây nhện trong nước

Chọn bình: dây nhện trồng trong nước không có yêu cầu cao với các loại bình, những bình không có lỗ đáy đều có thể sử dụng, cũng có thể dựa vào sở thích của mỗi người để lựa chọn.

Thúc rễ: Chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và ra mầm dài khoảng 1 cm, cắt từ dưới phần thân leo, dùng nilong hoặc miếng xốp kích thước 5cm X 5cm X 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để chúng sinh trưởng tự nhiên.

Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất: Có thể dùng dưỡng chất cho cây trồng vườn với nồng độ 1/3 nồng độ tiêu chuẩn, thời kỳ đầu khi mới cho dưỡng chất vào trong nước thì có thể pha loãng hơn. Thân của lan điếu ngắn, rễ khỏe, lá nhỏ hẹp, nhưng số lượng khá nhiều, đặc biệt là vào thời tiết mát mẻ, cây tiêu hao dưỡng chất nhiều cần kịp thời bổ sung. Để tránh hiện tượng lắng đọng dưỡng chất thì cứ 7 ngày thêm nước 1 lần, 30 – 60 ngày thêm dưỡng chất 1 lần, pH = 6 – 7.

Khi mới bắt đầu trồng thì mực dưỡng chất có thể cao hơn, có thể để ngập rễ, cùng với sự sinh trưởng mọc dài ra của rễ thịt và rễ chùm thì có thể giảm thích hợp mực dưỡng chất, cho ngập khoảng 2/3 rễ là được.

Với kỹ thuật trồng cây dây nhện như trên, chúc các bạn thành công nhé

Có thể bạn chưa biết: Cây dây nhện có khả năng hấp thu hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ thuật trồng cây Vạn niên thanh tại nhà – cây cảnh đẹp Vạn niên thanh

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây và cách chăm sóc cây chùm ngây

Cách chăm sóc cây quất ngày tết đúng cách

Bí quyết trồng và chăm sóc hoa 10 giờ sai hoa

Cách trồng và chăm sóc hoa dạ lan hương chơi tết Đinh Dậu

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa lily trong chậu

 

Tổng hợp


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.