Kỹ thuật nuôi và chăm sóc ghẹ xanh lột


Ghẹ xanh lột - kythuatcanhtac.com
 
1.      Thiết kế bể nuôi.

      -      Nuôi trong bể xi măng 5x5= 25 m2, có che bớt ánh sáng bằng lưới chắn để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 300C

-      Các yếu tố thủy lý, thủy hóa: nhiệt độ nước dao động 25-300C, độ muối duy trì 30 – 33 %o oxy hoà tan 6,2 - 6,5mg/l và pH khoảng 7,8-8-      Bể nuôi phải được sục khí liên tục 24/24 giờ và thay nước 100%/ngày 2.      Chọn giống

      Ghẹ xanh nuôi lột chọn cỡ từ 15 - 20 con/kg, trọng lượng từ 50 - 70g/con. Chọn những con chắc thịt, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đủ chân càng và mai yếm không bị dập nứt. Trường hợp những con hình thành lớp vỏ mới chuẩn bị lột xác, khỏe mạnh có đủ chân càng nuôi riêng.

        Kỹ thuật xử lý để ghẹ lột đồng loạt

        Để ghẹ xanh lột vỏ đồng loạt có thể áp dụng biện pháp cắt mắt và trộn chất Chitosan 1% vào thức ăn cho ghẹ ăn.

        Sau khi tuyển ghẹ nuôi lột, cho ghẹ vào bể có sục khí nuôi lưu từ 10-12 h để ghẹ hồi sức và ổn định. Bổ sung Vitamin C vào bể nuôi để tăng thêm sức đề kháng cho ghẹ.

        Khi kiểm tra ghẹ đã khỏe mạnh, giảm nhiệt độ nước xuống còn 20-220C và thực hiện cắt mắt. Dùng kéo đã khử trùng để cắt mắt ghẹ.

- Cắt mắt: Đốt nóng kéo hoặc dùng cồn khử trùng kéo cắt. Một người cầm giữ ghẹ, một người cắt, vết cắt tính từ gốc mắt ra là 2-3 mm. Sau khi cắt mắt tiếp tục nuôi thêm 10-12 h trong bể để ghẹ ổn định. Khi trời mát cho ghẹ vào bể nuôi lột.- Cho ăn thuốc: Cá tươi rửa sạch trộn với chất kích thích lột vỏ của giáp xác là chất Chitosan với nồng độ 1%, có thể dùng dầu mực bao thức ăn để tăng khả năng của thuốc. Ghẹ cắt mắt sử dụng chất Chitosan trong vòng 14 ngày ghẹ lột vỏ đồng loạt, tỷ lệ 70 - 80%.  3. Chăm sóc, quản lý

          Thức ăn cho ghẹ lột là cá tạp tươi cắt thành miếng nhỏ, rửa sạch và rải đều khắp bể cho ghẹ ăn. Lượng thức ăn hàng ngày từ 10-20% trọng lượng thân và tùy thuộc vào sức ăn của ghẹ.

          Ngày cho ghẹ ăn 2 lần vào buổi sáng (5-6h) và chiều (17-18h), cho ghẹ ăn lúc mới thay nước và tránh cho ăn lúc nhiệt độ cao. Những ngày đầu ghẹ ăn nhiều, sau ngày thứ 9, 10 trở đi sức ăn của ghẹ giảm và bắt đầu lột.

Kiểm tra: Sau từ 9 đến 14 ngày nuôi, một số ghẹ đã chuyển sang giai đoạn chuẩn bị lột. Người nuôi dùng ngón tay ấn nhẹ vào mép dưới mai ghẹ sẽ nghe thấy tiếng gãy của mai. Tách riêng những con chuẩn bị lột sang bể nuôi mới, thay nước để kích thích ghẹ lột, thay 100% nước hàng ngày và giữ nhiệt độ nước ổn định từ 28 - 300C.Ghẹ sắp lột vỏ không cho ăn, 2 - 3 giờ kiểm tra 1 lần, chú ý thay nước sạch cho ghẹ lột nhanh. Cách nhận biết ghẹ chuẩn bị lột: Màu sắc trên lưng ghẹ chuyển từ màu xanh sau khi cắt mắt sang màu xanh hơi đỏ và chuyển tiếp sang màu xanh nâu hơi đậm.Công việc lọc ghẹ lột được thực hiện liên tục vì sau khi lột vỏ hoàn toàn phải tiến hành thu hoạch và bảo quản ngay vì chỉ 2 giờ sau khi lột vỏ ghẹ đã cứng lạiThời gian ghẹ lột nhiều nhất từ 17 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.4.      Thu hoạchGhẹ vừa lột được rửa sạch bằng nước ngọt ở nhiệt độ 150C, đem ghẹ lên cắt yếm, cắt ruột và gói vào bao nilon, sau đó xếp từng con vào trong vỉ, bảo quản lạnh và chuyển đến nơi tiêu thụ.
Một số thông số kỹ thuật về nuôi và thu hoạch ghẹ lột
Số TTCácthông sốYêucầu kỹ thuật1Hình thái ngoài và trọng lượng ghẹGhẹ chắc: 50-70 g/con2Môi trường nuôiNước biển tự nhiên3Kỹ thuật cắt mắtCắt 2 mắt bằng panh được khử trùng ở nhiệt độ nước 20 -200C4Thức ănCá tạp tươi.5Lượng cho ăn (% khối lượng ghẹ)10-20%/ ngày/lần x 2 lần6Chitosan ngâm với TA trong 1 giờ1g chitosan / 100 g thức ăn7Thay nước100 %/ ngày8Thời gian nuôi (ngày)149Thời gian thu hoạch ghẹ lộttừ ngày thứ 9 đến ngày thứ 1410Thời điểm vớt ghẹ lột ra ngoài15- 20 phút sau khi ghẹ lột vỏ11Bảo quản sản phẩmnhiệt độ -200C>>> Thủy sản>>>Thủy sản nước lợ - Mặn                                                                                   BT.CC NTTS

Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.