Kinh nghiệm phòng trị bệnh đậu ở chim bồ câu


Thời tiết mùa xuân và mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm cao, muỗi phát triển nhiều, đây là nguy сơ lây lan bệnh đậu trên đàn bồ câu.

>>> xem thêm: Làm giàu từ nuôi bồ câu kiểng

Kinh nghiệm phòng trị bệnh đậu ở chim bồ câu - kythuatcanhtac.com

Đặc điểm của bệnh

  • + Do virus gây ra.
  • + Tạo thành các mụn đậu, thường ở những phần không có lông (mào, tích, quanh mắt, chân).
  • + Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh.
  • + Gây tỷ lệ chết cao cho gà con, chim non.
  • + Bệnh xảy ra nhiều vào mùa xuân, mùa thu.

Đường lây lan của bệnh

  • + Chủ yếu qua các vết xây xát ở vùng da không có lông.
  • + Lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe.
  • + Do muỗi đốt và truyền mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.

Triệu chứng

  • + Mụn đậu mọc ở những vùng da không lông (mào, tích, xung quanh mắt, chân, mặt trong cánh).
  • + Mụn có màu sắc khác nhau, từ màu trắng trong, màu hồng thẫm rồi chuyển sang màu xám.
  • + Mụn đậu khô dần, đóng vảy, tạo thành nốt sẹo có màu vàng xám.

Trường hợр mụn ở mắt làm cho сhim bồ câu bị mù.

Mụn đậu mọc trong thực qυản, chim bồ câu thường không ăn, uống được và chết.

Bệnh tích

* Dạng hầu họng

Bệnh tích: mụn đậu mọc trên niêm mạc miệng, thực quản

  • +Thường xảy ra ở chim bồ câu non.
  • +Gây các vết loét ở miệng, họng.
  • +Làm cho chim bồ câu khó ăn, khó thở rồi chết.
  • +Trong miệng và họng có lớp màng giả màu vàng xám.
  • +Chim bồ câu dễ bị nhiễm vi khuẩn kế phát.

Phòng bệnh

  • + Phòng bệnh bằng chủng vaccine đậu gà.
  • + Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, dùng thuốc diệt côn trùng theo định kỳ.

Chống bệnh

  • + Cạy mụn đậu và cạo hết bã đậu sau đó bôi dung dịch Glyxerin i-ốt, 1% Xanh Metylen lên mụn đậu (bôi hàng ngày), ít ngày sau mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
  • + Trường hợp chim bồ câu bị đậu ở niêm mạc miệng, có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ như a-xít bô-ríc 3%.
  • + Bổ sung thêm vitamin, đặc biệt vitamin A. Nếu bệnh nặng cần bổ sung thêm kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
  • + Các chất thải của chim bồ câu, ổ đẻ cần đốt hết.
  • + Phun sát trùng tiêu độc thường xuyên trong thời gian chim bồ câu bị bệnh.
  • + Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng (cho ăn, uống tốt, bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực) để tăng sức đề kháng cho chim bồ câu.

Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.