Hoa ngọc lan – Nàng hoa thiếu nữ tinh khiết


Nguồn gốc xuất xứ của hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan hay còn được gọi với 1 số cái tên khác như: ngọc lan hoa vàng, sứ ngọc lan, hoa có tên khoa học là Michelia champaca. Ngọc lan là 1 chi thực vật có hoa thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae) – Là một họ thực vật cổ có niên đại tới 85 – 95 triệu năm.

hoa-ngoc-lan- - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á và Đông Nam Á (chủ yếu ở các nước Ấn Độ – Mãi Lai) và miền nam Trung Quốc

Đặc điểm của hoa ngọc lan

Đặc điểm hình dáng của hoa ngọc lan

Cây ngọc lan thuộc loại cây có thân gỗ lớn, có chiều cao trung bình từ 3 – 6m, vỏ nhẵn màu xám, thân phân thành nhiều cành nhánh mọc thẳng, nhánh con có lông bao phủ.

Lá có hình thuôn bầu dục, đầu nhọn, góc tù, bề mặt trên nhắn, mặt dưới có lông tơ thưa, mọc đơn có chiều dài khoảng 18cm, có màu xanh đậm.

Hoa mọc đơn ở các nách lá thơm, mỗi hoa có từ 10 – 15 cánh, hình dải thuôn xếp theo hình xoắn ốc, hoa có màu trắng vàng và có mùi thơm rất đặc trưng. Có nhiều nhị ngắn và hẹp, lá noãn nhiều, rời nhau, xếp theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi.

hoa-ngoc-lan-1 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh hình dáng của hoа ngọc lan

Quả ngọc lan thuộc dạng quả kép hình chùy kéo dài, mỗi quả chứa từ 1 – 8 hạt bên trong.

Đặc điểm sinh trưởng của hoa ngọc lan

  • Ngọc lan có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, là loài cây ưa sáng những chịu bóng 1 phần.
  • Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài thuộc họ cây Ngọc Lan, trong đó có khoảng 5 loài được trồng phổ biến.
  • Hoa thường nở hoa vào giữa tháng 7, độ bền hoa lâu, thường được nhân giống bằng cách giâm hoặc chiết cành.

Ý nghĩa của hoa lan ngọc

Hoa ngọc lan trong dân gian thường được ví von với những người phụ nữ đẹp, đoan trang, dịu dàng.

Hoa ngọc lan là đại diện cho những ý chí kiên cường, luôn chan chứa một sức sống mãnh liệt, thân thành với cuộc sống.

hoa-ngoc-lan-2 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh ý nghĩa của hoa lan ngọc

Người ta thường quan niệm rằng, những người yêu hoa ngọc lan phải là người có tâm hồn thanh cao, lối sống giản dị, biết cảm nhận và đón nhận cái đẹp một cách tinh tế

Bên cạnh vẻ đẹp yêu kiều cùng màu sắc nổi bật tạo nên ý nghĩa nổi bật, hoa ngọc lan còn có ý nghĩa của sự lưu luyến và ấn tượng mạnh mẽ, bởi mùi hương độc nhất vô nhị của mình.

Công dụng của hoa ngọc lan

Hoa ngọc lan được y học đánh giá rất cao trong việc cải thiện tình trạng lưu thông máu, chống viêm, hỗ trợ hệ tuần hoàn luôn khỏe mạnh.

Khi kết hợp cùng với các loại thảo dược khác, ngọc lan có tác dụng tố trong việc kiểm soát huyết ám, ngăn ngừa sự rối loạn của nhịp tim.

hoa-ngoc-lan-3 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh công dụng của hоа ngọc lan

Đồng thời,, với khả năng kích thích trực tiếp đến hệ thống thần kinh của não bộ, ngọc lan có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao tinh thần, chữa trị bệnh trầm cảm, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và kiềm chế được cơn nóng giận.

Ngoài ra, hoa học lan được biết đến như vị cứu tinh đối với việc chữa vô sinh ở phụ nữ.

Cách nhân giống hoa ngọc lan

Như đã biết, cây ngọc lan chủ yếu được nhân giống bằng 2 phương pháp chính là giâm cành và chiết cành, tuy nhiên để cây con khỏe mạnh và phát triển tốt hơn người ta thường sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống

Chọn những cành chiết cao, khỏe mạnh, không bị nấm rầy hay sâu bệnh gây hại, cắt gốc cành siết sâu ½ và vát ra ngoài.

hoa-ngoc-lan-4 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh сách nhân giống hoa ngọc lan

Ở giữa dùng 1 mảnh ngói rồi đổ đất vào trong bầu, dùng 1 sợi thép chữ U để cố định cành chiết.

Đắp đầy gốc vào bầu chiết, sau đó chăm sóc, cung cấp độ ẩm cho cây bình thường.

Đợi khoảng 3 – 4 tháng sau, khi cành chiết đã phát triển rễ cà chồi non thì có thể  đem đi trồng.

Cách trồng hoa ngọc lan

Xử lý đất trồng cho hoa ngọc lan

Trước khi trồng cây, bạn nên tiến hành cày sau làm sạch cỏ sau đó phơi ải đất để tiêu diệt hết các mầm bệnh trong đất.

hoa-ngoc-lan-5 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh xử lý đất trồng cho hoa ngọc lan

Sau đó tiến hành đào hố trồng, nên đào hố có kích thước khoảng 60x60x60, sau đó cho và vào hố trồng khoảng 5kg phân chuồng hữu cơ, 0,2 kg phân lân, 2kg phân trùn quế, 1 ít vôi bột, trộn đều với đất rồi ủ trong hố khoảng 14 ngày.

Cách trồng hoa ngọc lan

  • Đặt bầy cây chiều vào nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu đất, lấp 1 phần đất xuống hố, dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây.
  • Sau đó vun phần đất còn lại cho cây sao cho bề mặt đất phải cao hơn cổ gốc 25cm.
  • Dùng cọc tre đóng chéo, rồi dùng dây buộc cây con vào để chống gió mạnh.
  • Tưới nước hằng ngày cho cây, để cây nhanh hồi phục và thích nghi với môi trường mới.

Cách chăm sóc hoa ngọc lan

Bón phân cho hoa ngọc lan

Hằng năm bạn cần bón phân cho hoa ngọc lan khoảng 4 – 6 lần, mỗi lần nên cách nhau ít nhất 1 tháng, lượng phân bón phụ thuộc vào kích thước của cây lớn hay nhỏ.

Chú ý trong năm đầu chi cung cấp chủ yếu các loại phân chuồng, có thể bón thêm 1 phần nhỏ phân urê, phân lân hoặc phân Kali cho cây.

hoa-ngoc-lan-6 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh bón phân cho hoa ngọс lan

Khi cây bắt đầu ra hoa, chỉ nên bón thêm 1 ít phân chuồng ủ mục, ngoài ra mỗi khi kết thúc 1 vụ hoa cần phun thêm phân tốt cho lá để cây phát triển toàn diện.

Tưới nước cho hoa ngọc lan

Nên đảm bảo độ ẩm cho hoa ngọc lan luôn đạt từ 70 -85%, vào mùa khô nên tưới nước cho cây, mùa mưa có thể giảm lượng nước xuống và chú ý thoát nước kịp thời cho cây.

Khi cây ra hoa, nên tưới nước ít nhất 1 ngày/1 lần cho cây, để hoa có nở rộ và chất lượng hoa ổn định hơn.

Thường xuyên tỉa, tạo tán cành cho hoa ngọc lan

Cứ 2 tháng 1 lần, bạn nên tỉa bớt những cành khô, cành mọc vượt, cành bị sâu bệnh ăn hoặc những cành mọc sát dưới đất để tạo diện tích rộng rãi cho cây phát triển đồng thời giúp cây phòng ngừa được các loại sâu bệnh gây hại.

hoa-ngoc-lan-7 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh tỉa, tạo tán cành cho hoa ngọc lan

Tương tự như trên, tạo tán cành giúp bạn kiểm soát được chiều cao của cây, cũng như tạo nên tính thẩm mỹ của của theo ý thích của mình.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa ngọc lan

Bệnh đốm đen

Cây con thường xuất hiện những đốm nhỏ màu tím đen trên lá, sau đó lan rộng ra khắp bề mặt của lá, mỗi đốm thường có những vân vòng, giữa đốm có màu trắng xám hoặc bột nâu xanh. Bệnh sẽ làm cho lá non của cây rụng sớm, cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng và chết khô chỏ trong 1 thời gian ngắn

Để phòng trừ loại bệnh này cần tăng cường quản lý và xem lại cách chăm sóc cây. Vào đầu mùa xuân nên sử dụng thuốc boocđô 1% để phun trên bề mặt lá.

Bệnh đốm than

  • Khi mắc bệnh lá cũng xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng xám, khi phát triển chúng tạo thành những đốm lớn, khi bệnh nặng cây thường héo dần, là vàng sớm, cây không hấp thụ được nước.
  • Để phòng ngừa nên cắt bỏ những cành có lá bị bệnh, sử dụng Daconil 0,2% để phun cho cây.
  • Với những kinh nghiệm trên, tin chắc rằng bạn có thể tự tin tự trồng và chăm sóc cây hoa ngọc lan như ý muốn tại nhà

 


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.