Cây Thị – Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thị


Trong nhiều câu chuyện cổ tích, hình ảnh cây thị đã loài câу biểu tượng. Thế nhưng ít ai biết có được những kiến thức сhính xác về loài cây này. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có những cáсh nhìn mới mẻ νà hiểu biết hơn về nó nhé.

Cây thị là gì?

Cây thị сó tên khoa học là Diospyroѕ decandra. Đây là loạі cây được trồng chủ yếu ở các vùng đất nhiệt đới và phổ biến nhất là ở Việt Nаm và Thái Lan.

cay-thi-2 - kythuatcanhtac.com

Đặc điểm sinh học của thị

  • Thị là một loài cây thân gỗ. Khi nó trưởng thành thì có thể cao đến 5-6m. Giống cây này có tuổi thọ cao, lên đến vài trăm hoặc cả ngàn năm tuổi.
Cây thị – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây thị 4 - kythuatcanhtac.com
  • Lá mọc so le và phiến lá hình thuôn dài và phủ một lớp lông trên về mặt. Đây là cây nở hoa đa tính và thường mọc thành chùm màu trắng.
Cây thị – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây thị 5 - kythuatcanhtac.com
  • Quả thị thường có hai loại, một loại thị muộn có hình cầu và đít tròn. Loại còn lại nhỏ hơn và hơi dẹt gọi là thị sáp. Cây thị thường cho quả màu vàng khi chín, mọng nước, có đường kính từ 3-6cm và thường được chia thành 6 hay 8 múi. Quả thị thường đến mùa vào cuối hè kéo dài đến hết mùa thị.

Những lợi ích của cây thị

Gіống cây này thường được trồng nhiều bởi nó có rất nhiềυ tác dụng hữu ích cho con người. Mỗi bộ phận của cây từ rễ, thân cho đến lá đều đem lại những lợi ích đặc biệt.

  • Quả thị khi vừa chín tới sẽ tỏa ra một mùi thơm rất dễ chịu. Và khi đó trong vỏ sẽ chứa một loại tinh dầu có lợi với mùi gần giống mùi ester valerianic. Mùi hương này rất tốt với những ai hay căng thẳng đầu óc bởi nó có tác dụng trấn tĩnh và đem lại sự thư giãn, thoải mái.
  • Lá của cây thị được sử dụng rất nhiều trong việc trị táo bón hoặc các vấn đề liên quan đến bụng như bị đầy bụng, khó tiêu. Không những thế, lá loài cây này còn được xem như thần dược để chữa các mụn mủ. Chỉ cần giã nhỏ và đắp trực tiếp lên mặt, nó sẽ đem lại hiệu quả ngay lập tức. Khi hòa với rượu rịt, nó còn chữa bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.
  • Vỏ cây thị thường được dùng để làm cho lớp sơn mau khô hơn. Bằng cách tách quả thị chín ra các múi nhỏ, dán lên vách tường hoặc cột nhà, sơn của bạn sẽ khô nhanh và cho mùi thơm.
  • Theo các chuyên gia khoa học, hạt thị khi ngâm với trà để uống sẽ giúp chống lão hóa, là bí kíp dưỡng cho da luôn căng mịn, hồng hào và ít nhăn. Vì thế, loại hạt của giống cây này đã được dùng từ thời xa xưa như là bài thuốc “cung đình” để giữ gìn tuổi xuân.
  • Rễ thị thường được thu hoạch cả năm. Nhưng để có được chất lượng tốt nhất thì nên cắt vào mùa đông. Chỉ cần rửa sạch phần rễ và lột để lấy lớp vỏ trắng bên trong, sau đó bạn có thể dùng nó như một loại thức ăn.
Cây thị – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây thị 6 - kythuatcanhtac.com

Cách trồng và chăm sóc cây thị

  • Thị chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Giai đoạn đầu, cây non phát triển rất chậm. Từ lúc gieo hạt đến khi cây cao lên 1m có thể mất đến 2 hoặc 3 năm. Nhưng qua giai đoạn đó, thị có xu hướng sinh trưởng nhanh và đều hơn.
  • Đặc biệt, cây thị phát triển tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và ánh mặt trời. Nếu trồng cây trong bóng râm thì cây vẫn có thể sống nhưng sinh trưởng kém và cho ít trái. Một điểm lưu ý nữa khi trồng cây thị là nên trồng ở vùng đất cao và tránh ngập úng xảy ra.
  • Để cây thị sinh sôi và trĩu quả, bạn cũng nên lưu ý chế độ chăm sóc. Giống cây này chỉ cần tưới nước khoảng 3-4 lần trong một tuần là vừa đủ. Và đặc biệt, khi trồng và chăm sóc, bạn phải chú ý là đất phải luôn tươi xốp và có độ ẩm đầy đủ.
cay-thi-3 - kythuatcanhtac.com

Các loại bệnh mà thị có thể gặp

  • Cũng giống như các loại cây khác, thị thường bị các loài sâu bệnh gây hại. Có thể là rệp muội sống tụ tập trên bề mặt lá, hoặc là sâu xanh, sâu khoang.
  • Thị cũng có thể mắc bệnh cây do các yếu tố ngoại cảnh hay do vi sinh vật trong cây gây ra làm biến đổi các chức năng sinh lý của nó. Bệnh không truyền nhiễm có thể do thiếu hoặc thừa nước, thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng hoặc do điều kiện môi trường. Hoặc nó cũng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại nấm, vi khuẩn hay virus có hại gây ra.

Có nên trồng cây thị trước nhà

  • Theo quan niệm phong thủy, bạn không nên trồng các loại cây quá lớn trước nhà. Bởi vì khi cây to, cành lá sum suê sẽ che hết tất cả ánh sáng vào nhà, Điều đó sẽ khiến ngôi nhà trở nên tối tăm hơn. Vì thế, không nên trồng cây thị ở trong nhà. Cây thị trường được trồng cho các khu đình chùa…. ( để biết thêm thông tin về cây trồng trước nhà xem thêm tại : Cây cảnh trồng trước nhà )
  • Một nguyên nhân nữa là cây quá lớn thì vào mùa mưa bão dễ bị gãy. Nó sẽ gây nguy hiểm cho gia đình bạn. Vào mùa lá rụng, chắc chắn nó sẽ rơi nhiều, khi phân hủy sẽ làm mất vệ sinh và cảnh quan.
  • Từ dân gian, loài cây này còn mang ý nghĩa tâm linh to lớn. Vì thế thay vì trồng trước nhà, nó thường được trồng nhiều ở những khu vực đền chùa. Không những thế, do giống thị thường kén đất trồng và phát triển lớn, nên nó còn được trồng ở những vùng đất rộng rãi.

Hy vọng rằng νới những kіến thức về cây thị mà Báo Khuyến Nông đã chia sẻ bạn sẽ có cáі nhìn rõ nét hơn về giống cây này. Từ những lợi ích của nó, và hướng dẫn cụ thể về cách trồng thị, nếu muốn kіnh dоanh về loài này, bạn cũng có thể thử đấy.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.