Cây thằn lằn - Cây kỳ lạ loại cây mang tên động vật được trồng nhiều ở Việt Nam


Cây Thằn Lằn được coi là một trong những loại cây thường xanh thân bò. Loại cây này có thể bám chắc vào nhiều bề mặt như: đá, gỗ và tường…Điều này phần nào giải thích tại sao, tại các ngôi biệt thự và khu nghỉ dưỡng… chúng ta thường thấy loại cây này. Ngoài tác dụng tạo ra vẻ cổ kính, mang lại sự tươi mới cho ngôi nhà, chúng còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những kiến thức về loại cây này, để các bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nó. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Giới thiệu về cây thằn lằn và tên khoa học

Cây Thằn Lằn được phân bố rất nhiều ở khu vực Đông Á, chúng được tìm thấy nhiều nhất ở phía nam của Nhật Bản, ở Trung Quốc và Nhật Bản cũng phát hiện trồng nhiều loại cây này. Đặc biệt loại cây này được phân bố ở những vùng có khí hậu ấm áp để tạo cảnh quan, đây là loại cây dây leo mạnh mẽ với dễ bám mạnh thẳng đứng.

cay-than-lan - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh cây thằng lằn được trồng để trang trí nhà

  • Cây Thằn Lằn còn được gọi với cái tên cây Vẩy Ốc, Thằn Lằn Bò, cây Trâu Cổ và dây Thằn Lằn.
  • Tên khoa học Ficus pumila
  • Loại cây này thuộc họ nhà tằm

Những lợi ích công dụng của cây Thằn Lằn

Bên cạnh các loại thuốc quý như Kim Anh, Cốt Toái Bổ, Đỗ Trọng, Câu Kỷ, Dâm Dương Hoắc, Ba Kích…có công dụng tráng dương, bổ thận thì đấng mày râu đặc biệt quan tâm đến cây Thằn Lằn

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, thì trong cây và trái Thằn Lằn Bò  đều chứa lượng chất chống oxy hóa nhiều. Đặc biệt, trong Thằn Lằn Bò còn gồm 4 chất có cấu trúc flavonoid và rutin – là chất quan trọng nhất. Đặc biệt, rutin không chỉ có tác động trực tiếp đến chất oxy hóa mà còn giúp ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Ngoài ra, từ trái Thằn Lằn còn có 3 chất có cấu trúc pumila side A, pumila side B và pumila side C được gọi chung là sesquiterpene glycoside

Theo người dân Nhật Bản thì trái Thằn Lằn được sử dụng như là một loại thức uống hay một loại thảo dược hỗ trợ điều trị cho những người bị bệnh huyết áp cao và tiểu đường.

Trong y học cổ truyền thì trái Thằn Lằn có tính mát, vị ngọt có công dụng cố tinh, lợi thấp, tráng dương và thông sữa. Ngoài ra, trái Thằn Lằn còn được sử dụng làm thuốc chữa đau lưng, liệt dương, bong gân, chữa di tinh, viêm khớp và kháng khuẩn….

cay-than-lan-1 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh cây thằn lằn được trồng để trang trí ngoại thất

Trong y học Trung Quốc thì cây Thằn Lằn còn được sử dụng để chữa bệnh kiết kỵ, bệnh trĩ, đinh râu, sưng đau và đi tiểu ra máu. Đặc biệt, trong sổ sách y học Trung Quốc còn ghi  trái Thằn Lằn còn có thể chữa được bệnh bất lực, xuất tinh và ti tinh ở nam giới cực kỳ hiệu quả.

Đặc điểm sinh học của cây Thằn Lằn

Thằn Lằn Bò là một loại cây có sức phát triển mạnh, thích ánh sáng, ưa nắng và được trồng ở dưới chân tường tạo nên mảnh màu xanh cực kỳ ấn tượng

Thân Thằn Lằn Bò thuộc họ nhà bò nên bám sát vào cây hoặc tường, bám càng lâu thì càng chia thành nhiều nhánh và lan rộng. Nếu bạn cắt phần thân Thằn Lằn Bò sẽ thấy có mủ màu trắng và rất dính.

Lá cây đơn, có hình tròn nhỏ, nhiều lông con kích thước của lá 2.5cm x 1.5cm (dài x rộng), ở giữa có màu trắng và sát thân lá có màu xanh. Lá thường mọc so le nhau tạo thành 2  quấn lên tường hoặc quanh cây.

cay-than-lan-2 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh cây thằn lằn được trồng tự nhiên

Cây Thằn Lằn Bò rất ít khi ra quả, chỉ có những cây lâu năm mới có quả, quả thường có màu xanh, tròn dài và mọc ở thân cây.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Thằn Lằn

Cách trồng cây Thằn Lằn

  • Cách trồng cây Thằn Lằn rất đơn giản, bạn chỉ cần mang cành giâm ra nhiều rễ, và mọc chồi mang đi trồng. Bạn có thể lấy đất thịt pha cát, đất cát hoặc đất thịt để trồng cây Thằn Lằn Bò. Bởi vì loại cây này có khả năng phát triển ở mọi loại đất khác nhau.
  • Đào một hố ở chân tường hoặc gần gốc cây phù hợp với kích thước của cành Thằn Lằn Bò đã được giâm rồi mang đi trồng. Sau đó vun đất và tưới nước.

Cách chăm sóc cây Thằn Lằn bám tường

  • Thằn Lằn Bò là loại cây ưa ánh sáng và nhiều nắng, vì thế bạn hãy trồng cây ở những nơi nhiều nắng để giúp cây phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, Thằn Lằn Bò vẫn có thể sinh trưởng và phát triển ở trời râm mát
  • Cây Thằn Lằn bám tường chịu được nắng mưa dài ngày, vì thế không cần phải tưới nước nhiều.
  • Nếu bạn giâm cành thì trong 1 tháng đầu phải đảm bảo đủ liều lượng nước để giúp cây phát triển.
  • Muốn Thằn Lằn Bò phủ kín tường và phát triển nhanh thì hàng ngày bạn cần tưới đều đặn 1 lần và có thể bón phân.
cay-than-lan-3 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh câу thằn lằn được сhăm sóc và cắt tỉа

Lưu ý khi chăm sóc cây thằn lằn để cây phát triển nhanh hơn

Thằn Lằn Bò là loại cây không cần phải tưới nước nhiều bởi nó chịu được mưa dài và nắng nóng dài ngày. Khi trời mưa nhiều cây cũng không bị ngập úng về chất

Trong giai đoạn đầu mới trồng Cây Thằn Lằn thì để cây phát triển tốt thì phải tưới đủ lượng nước hàng ngày. Muốn tốc độ nảy mầm và giăng kín tường nhanh thì mỗi ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng.  Thằn Lằn Bò không cần phải cắt tỉa và chăm sóc nhiều, bởi hầu như chúng không có sâu bệnh gây hại

Trên đây là tất cả các kiến thức về Cây Thằn Lằn đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết qua bài viết, hy vọng các bạn phần nào hiểu rõ hơn về loại cây này, cũng như công dung thần kỳ của nó trong việc chữa bệnh


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.