Cây ổi Đông Dư – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây ổi Đông Dư


Một loại ổi ngon và cho năng suất cao được nhiều nhà vườn trồng hiện nay đó là Ổi Đông Dư. Với khả năng sinh trưởng tốt ở bất kì vùng đất nào, ổi Đông Dư đang hứa hẹn là loại cây trồng рhát triển triển kinh tế trong tương lai.

Khi có dịp qua huyện Gia Lâm Hà Nội bạn nên mua cho mình loại ổi Đông Dư νề làm quà. Đây không сhỉ là giống ổi quý của νùng đất Đông Dư mà độ nổi tiếng củа chúng còn lan khắp miền Bắc. Nhiều nhà νườn nơi đây cho biết giống ổi tứ quý Đông Dư nếu trồng đúng cáсh có thể cho ổi quanh năm và giá bán cao hơn các giống ổi khác khá nhiều.

Ổi Đông Dư là gì?

Ổi Đông Dư hay còn được gọi là ổi 4 mùa, có tên khoa học là Psidium guajava, là giống ổi đặc sản có nguồn gốc từ vùng Đông Dư huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đặc điểm của bưởi Đông Dư

Đặc điểm hình dáng ổi Đông Dư

Ổi Đông Dư thuộc cây thân gỗ, thân cây chắc, nhẵn, ít bị sâu bệnh gây hại, chiều cao của cây chỉ từ 2- 3m. Khi vỏ cây già sẽ tự bong tróc thành từng mảng, dưới lớp vỏ bị bong sẽ có 1 lớp vỏ mới có màu xanh xám nhạt. Cây phân cành sớm, cành non có 4 cạnh, lá mọc đối xứng nhau. Hoa của ổi Đông Dư được xếp vô loại hoa lưỡng tính, mọc thành từng chùm khoảng 3 -5 bông, hoa ổi có màu trắng, nhị vàng bên trong có nhiều hạt phấn nhỏ, có khả năng tự thụ phấn, thường mọc ở  các nách lá, đầu cành.

oi-dong-du-1 - kythuatcanhtac.com

Đặc điểm nhận dạng ổi Đông Dư

Ổi Đông Dư cho quả tương đối nhỏ, quả chỉ bằng 1 nắm tay của trẻ em, trên thân quả có nhiều đường gân chạy dọc từ cuống rốn tới quả, theo kinh nghiệm của những người sành ăn quả nào càng nhiều gân ăn sẽ càng ngon và ngọt hơn. Ổi có mùi vị dịu nhẹ, ngọt thanh ngay từ đầu lưỡi, ổi chín mềm có vị giòn khi ăn.

Đặc điểm sinh trưởng của ổi Đông Dư

Ổi Đông Dư có thể sống được ở mọi điều kiện thời tiết dù rét đậm hay ở nơi nhiệt độ cao với tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, không yêu cầu quá nhiều khi trồng và chăm sóc. Ổi cho trái rất sớm, khi cây chỉ cần được gần 1 năm tuổi là có thể cho thu hoạch trái.

oi-dong-du-2 - kythuatcanhtac.com

Lợi ích của ổi Đông Dư

Ổi Đông Dư – loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Trong thịt ổi có chứa rất nhiều các loại vitamin và sắt, giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa được một số loại bệnh như cảm, hạ sốt,… Ngoài ra, thường xuyên sử dụng nước ép bưởi sẽ giúp cải thiện làn da, phòng trừ hạn chế một số bệnh ở da thường gặp phải. Các bộ phận khác của cây ổi như búp non, vỏ, và rễ cũng được tận dụng để làm nguyên liệu điều chế thuốc, bởi các dịch trong cây ổi có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc, chữa lành về thương.

Ổi Đông Dư mang lại giá trị kinh tế cao

Ổi Đông Dư rất dễ trồng không tốn nhiều công sức chăm sóc, nhưng lại mang lại giá trị năng suất và chất lượng rất cao, 1ha vườn ổi trong 1 tuần có thể thu về từ 25 – 40 triệu đồng. Là loại trái cây có thị trường lớn, có tiềm năng xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới.

Cách trồng và chăm sóc giống ổi Đông Dư

Cách nhân giống ổi Đông Dư

Hiện nay, để ổi Đông Dư có nhiều đặc tính sinh trưởng tốt, đạt năng suất và chất lượng cao, ngăn ngừa được sâu bệnh gây hại, người ta thường sử dụng phương pháp ghép cành và chiết cành để nhân giống cây.

oi-dong-du-3 - kythuatcanhtac.com

Cách trồng ổi Đông Dư

Làm đất

Đầu tiên bạn nên dọn dẹp, vệ sinh đất để tiêu diệt các mầm mống bệnh đang sinh sống dưới đất. Sau đó tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50cm , khoảng cách mỗi hố nên cách nhau từ 3 – 5m để tạo sự thông thoáng.

Bón lót: Chuẩn bị 3kg phân chuồng hoai mục; 1,5kg phân lân; 2kg NPK; 0,5 vôi bột, dùng quốc trộn đều phân với đất với nhau rồi lấp hố lại, khoảng 1 tháng sau mới tiến hành trồng cây giống.

Các bước thực hiện trồng cây ổi Đông Dư

Nên trồng cây vào những ngày mưa, nhiệt độ thấp hoặc trồng vào sáng sớm và chiều mát đều được. Dùng dao rạch túi bầu ra khỏi bầu đất, động tác phải nhẹ nhàng tránh để làm vỡ đất, đặt cây giống vào chính giữa hố sao cho cây thẳng đứng không nghiêng vẹo, lấp đất lại vun đất cao hơn cổ gốc khoảng 20cm để cố định gốc không lung lay.

Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để cây không bị mất nước và thích nghi với đất nhanh hơn. Để giữ được độ ẩm lâu hơn và không làm thoát hơi nước nhiều có thể sử dụng cỏ khô phủ quanh bề mặt gốc cây. Đồng thời để giữ bưởi cố định, không bị gió mạnh làm gãy hoặc đổ cành nên dùng nẹp và dây buộc cố định phần thân lại.

Cách chăm sóc ổi Đông Dư

Tưới nước

Trong thời gian đầu khi vừa trồng cây, cần thường xuyên tưới nước có cây 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Đối với mùa khô hạn cần chú ý tăng thêm lượng nước tưới để cây luôn đủ độ ẩm, mùa mưa nên chú ý đến việc thoát nước kịp thời cho cây.

Cắt, tỉa cành

Khi cây được 3 tháng, cành và chồi non của cây phát triển khá nhiều và nhanh, vì    vậy cần bấm bỏ một số ngọn để cây có thể phát sinh cành bên. Đồng thời cứ 6 tháng/lần cần tiến hành cắt tỉa những cành mọc vượt, cành đã ra trái, cành bị sâu bệnh,…

Bón phân

Mỗi năm nên chia thành 4 đợt để bón phân cho cây, tùy thuộc và tình trạng sinh trưởng của cây mà ta điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp.

  • Đợt 1: Sử dụng phân NPK (12 -15 -16) với 400g phân đạm, hòa tan với nước tưới cho cây.
  • Đợt 2: Dùng 300g phân đạm; 400 hàm lượng phân vi sinh, bạn có thể vừa làm cỏ xong thì rắc hỗn hợp phân xung quanh gốc cây.
  • Đợt 3: 150g amon sunphat; 200 phân KCL; 150g Kali bón trực tiếp vào gốc cây.
  • Đợt 4: Trước khi thu hoạch mùa vụ 2 tháng, hòa tan 250g phân đạm để trái to và ngọt hơn.

Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong bạn có thể sử dụng thêm phân chuồng để rải xung quanh vườn ổi, nhằm giúp cải tạo đất cũng như cung cấp dinh dưỡng cho mùa vụ sau của cây.

oi-dong-du-5 - kythuatcanhtac.com

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh vườn ổi sạch sẽ để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát bệnh của cây, từ đó có những biện pháp phòng trị kịp thời.

Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần có những biện pháp khắc phục tình trạng hoặc tiêu hủy những cây bị bệnh, tuyệt đối không để sâu bệnh phát triển lây lan ra khắp vườn.

Một số loại bệnh thường xuất hiện ở ổi Đông Dư

Bệnh này do nấm Cercospora psodii gây nên, khi nấm gây bệnh, trên cây sẽ xuất hiện những đốm tròn có tâm màu nâu nhạt, xung quanh có màu nâu đậm. Bệnh đốm lá sẽ gây rụng lá ở bưởi, làm trái giảm năng xuất, bị sâu đục tấn công

Phòng tránh

Để phòng tránh loại bệnh này, cần vệ sinh vườn ổi, cắt tỉa cành thường xuyên, khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành loại bỏ tránh để lây nhiễm sang các cây khác. Ngoài ra, có thể sử dụng vôi bột hoặc phun Coppre – B 65 BHN để khắc phục tình trạng cho cây.

Kết.

Τrên đây, kythuatcanhtac.com đã cung сấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây ổi Đông Dư. Hi νọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.