Cây dừa cảnh: ý nghĩa phong thủy, cách trồng, chăm sóc, giá


Cây dừa là một loại cây quen thuộc đối với người dân các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt cây dừa cảnh vừa có tác dụng cho quả lại là loại cây trang trí đẹp và dễ chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về cây dừa cảnh như ý nghĩa phong thủy, cách trồng, cách chăm sóc cũng như giá của loại cây này.

Giới thiệu về cây dừa cảnh

Cay Dua Canh 5 800x800 - kythuatcanhtac.com

Trong khi các loại dừa thông thường là thực vật thân đơn, dạng hình trụ dài và thẳng, cây dừa cảnh lại mọc thành bụi và có kích thước nhỏ hơn. Thông thường cây trưởng thành sẽ chỉ cao khoảng 6m đến 7m trong tự nhiên. Những cây trồng trong chậu tại nhà thì có kích cỡ nhỏ hơn, từ 1 – 2m.

Đây là loại cây lai giữa cây dừa và cây cau nên có những đặc điểm của hai loại cây này. Dừa cảnh mọc thành cụm và có phần thân hơi cong cũng như các lá dài, xẻ nhỏ là đặc điểm của cây dừa. Đồng thời cây lại có hoa và quả rất giống với cây cau.

Dừa cảnh là cây lá kép với ngọn cây có một lớp vỏ màu xanh hơi trắng bao phủ. Lá cây có màu xanh, mọc hướng ra xung quanh và tập chung nhiều ở phần trên của thân. Trong điều kiện phù hợp, lá dừa cảnh có thể dài tới 1m.

Thân và gốc cây dừa cứng cáp, hơi ngả vàng và chia thành các đốt ngắn. Nhờ có các đốt ngắn này mà người ta gọi dừa cảnh là cau tre. Cây vừa có đặc điểm của cây cau lại có thân màu vàng nên cũng được gọi là cây cau vàng ở một số nơi.

Cây dừa kiểng có ra hoa khá đẹp. Hoa màu trắng sữa hoặc trắng ngà, mọc thành từng cụm và tỏa mùi thơm nhẹ khá dễ chịu. Quả rất giống quả cau, màu xanh khi còn non và dần ngả vàng sậm khi chín. Trái dừa cảnh ăn được, mang vị chát giống quả bàng chín và hơi ngọt.

Đây là loại cây cảnh đẹp lại có giá cả phải chăng. Giá cây dừa cảnh giao động ở mức vài trăm nghìn đồng nên nằm trong khoảng chi tiêu của hầu hết mọi người. Đặc biệt dừa cảnh còn khá phổ biến nên có thể tìm được ở rất nhiều cửa hàng cây cảnh trên toàn quốc.

Ý nghĩa cây dừa cảnh phong thủy

Cay Dua Canh 800x695 - kythuatcanhtac.com

Dừa cảnh có ý nghĩa rất tốt đối với công việc làm ăn buôn bán. Với dáng cây vươn cao, xanh tốt và quả tròn trịa, cây dừa giúp người trồng thuận lợi hơn trong công việc và đạt được thành quả tốt. Vì thế mà ta thường thấy những văn phòng làm việc hoặc sảnh chờ của các công ty, doanh nghiệp có sự xuất hiện của cây này.

Từ lâu dừa cảnh được xem là cây phong thủy giúp gia tăng dương khí và xua đuổi âm tà rất tốt. Vì vậy mà người xưa hay trồng cây tại sân vườn để trấn nhà cửa và thu hút khí lành. Cây dừa cảnh là cây may mắn nên người trồng sẽ có được cuộc sống bình yên và thuận lợi hơn.

Tác dụng của dừa cảnh

Cây dừa cảnh là một loại cây trồng trang trí khá quen thuộc đối với người dân Việt. Đây là cây xanh có kích thước trung bình vừa làm đẹp lại có khả năng tạo bóng mát khi trưởng thành. Các lá cây khá lớn, dài và xanh tốt tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho người trồng.

Khi còn nhỏ có thể trồng cây dừa cảnh trong nhà rất phù hợp. Đặt cây trong chậu và trồng tại góc nhà là một cách trang trí phổ biến và có tính thẩm mỹ cao. Người ta có thể đặt cây tại phòng khách hoặc ban công ở những nơi gần lối đi.

Giống như nhiều loại cây cảnh khác, cây dừa cảnh giúp thanh lọc không khí hiệu quả. Quá trình quang hợp của cây giúp hấp thụ bớt CO2 và tăng nồng độ O2 trong không khí. Đồng thời dừa cảnh hạn chế tác hại của bụi bẩn và các chất độc bay hơi bằng cách hấp thu và chuyển đổi.

Không chỉ là cây cảnh trang trí, đây còn là loại cây có ý nghĩa tích cực trong phong thủy. Cây dừa cảnh thu hút những dòng khó tích cực và xua tan bớt sự u ám cho căn nhà. Trồng cây theo cặp gần cửa nhà sẽ đem lại may mắn và tài lộc nhiều hơn cho các thành viên trong gia đình.

Cách trồng cây dừa cảnh

Lưu ý khi trồng dừa cảnh

Cay Dua Canh 4 800x800 - kythuatcanhtac.com

Dừa cảnh không kén đất trồng nên người trồng không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất với cây là những loại đất giàu dinh dưỡng như đất thịt hoặc đất phù sa màu mỡ. Trộn thêm xơ dừa hoặc mùn cưa với đất để gia tăng dinh dưỡng và độ tơi xốp.

Cây dừa có ra quả hàng năm. Vì vậy trồng cây bằng cách gieo hạt là một cách khả thi. Tuy nhiên cách này khá tốn công và cần nhiều thời gian. Bên cạnh đó chất lượng của hạt giống không đồng đều cũng dẫn đến tỷ lệ sống sót của cây con không được chắc chắn. Hơn nữa quá trình bảo quản hạt giống cũng không được để sai sót dẫn đến hạt tự nảy mầm hoặc bị hỏng.

Dừa cảnh là cây bụi có kích thước vừa phải. Cây dừa tách bụi với tốc độ không chạm nên có thể tác bụi con của cây và trồng thành cây mới. Phương pháp này rất phổ biến bởi sự đơn giản và thuận tiện của nó. Cây bụi con đã phát triển ở mức độ nhất định nên khả năng sống sót cũng cao hơn so với trồng bằng hạt.

Nên trồng cây dừa con trong chậu đất để dễ chăm sóc và di chuyển. Chọn chậu trồng có kích thước phù hợp cho cây phát triển. Đáy chậu cần được đục lỗ thoát nước để tránh úng cây. Phần đất ở đáy chậu có thể lót một lớp xỉ để tăng độ thông thoáng cho đất.

Kỹ thuật trồng cây dừa cảnh

Cay Dua Canh 1 800x800 - kythuatcanhtac.com

Bước 1: Chọn cây giống

Đây là bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng cây. Bởi cây dừa giống có khỏe mạnh thì cây mới sống sót và phát triển tốt. Nên chọn cây giống từ những bụi cây to, phát triển tốt để không ảnh hưởng đến các cây còn lại khi tách bụi.

Cây được tách làm giống ít nhất phải sinh trưởng được vài tháng và có sức sống tốt để không bị chết khi tách bụi. Đảm bảo quan sát tình trạng cây dừa không bị bệnh hoặc thối lá hay xây xát.

Bước 2: Tách bụi

Tiến hành tách cây giống ra khỏi bụi một cách nhẹ nhàng. Chú ý khi tách không làm hỏng quá nhiều rễ cây sẽ khiến cây dừa con bị chết. Cẩn thận tránh làm xước hỏng cây giống tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm thối và chết.

Bước 3: Vun trồng

Sau khi đã tách bụi, đem cây con trồng vào trong chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Trồng cây vào chính giữa chậu, vun đất kín rễ và nén vừa phải. Lưu ý lực nén đất cân đối sao cho cây dừa không bị đổ nhưng đất cũng không quá chặt gây áp lực lên rễ và một phần thân cây.

Tưới nước dạng phun sương cho cây ở mức vừa phải. Di chuyển chậu đến vị trí thoáng gió và có bóng râm. Tránh ánh nắng trực tiếp với cường độ cao chiếu thẳng vào cây. Sau khi trồng khoảng vài tuần cây dừa con đã đủ cứng cáp và bén rễ nên người trồng có thể chăm sóc cây bình thường.

Cách chăm sóc cây dừa cảnh

Nhìn chung dừa cảnh vẫn phát triển bình thường khi người trồng không chú ý chăm sóc quá nhiều. Nhưng để cây xanh tốt và ra hoa đẹp thì nên chú ý một số điều kiện sinh sống của cây để có sự chăm sóc phù hợp.

Cay Dua Canh 1 800x800 - kythuatcanhtac.com

Ánh sáng

Đây là loại cây ưa sáng và phát triển kém trong điều kiện tối Vì thế mà thường dừa cảnh được trồng tại sân vườn thông thoáng. Để lá cây xanh tốt, người trồng nên chọn những vị trí nhiều ánh sáng nếu trồng trong nhà.

Để tận dụng được vẻ đẹp của cây lại đảm bảo cây dừa cảnh phát triển tốt, hãy đặt cây ở ban công, hành lang hoặc vị trí gần cửa sổ, cửa ra vào nếu ở trong nhà.Trong trường hợp không thể trồng tại nơi nhiều sáng trong nhà, người trồng nên mang cây ra ngoài nắng 1-2 tiếng mỗi ngày.

Đất trồng

Đất thịt và đất phù sa rất thích hợp cho cây dừa cảnh phát triển. Trộn thêm mùn, trấu hoặc xơ dừa theo tỉ lệ phù hợp sẽ gia tăng chất lượng đất trồng. Nếu cây phát triển quá lớn, nên thay chậu phù hợp với kích thước của cây.

Trong quá trình sinh trưởng, dừa cảnh sẽ lấy đi các chất dinh dưỡng trong đất trồng làm đất dần bạc màu. Vì vậy hãy bón phân định kỳ hàng năm để cây có đủ dinh dưỡng. Lưu ý không bón phân sát gốc cây hoặc để dính lên thân, lá cây sẽ làm cây bị xót và chết.

Tưới nước

Mức độ ưa nước của dừa cảnh ở mức vừa phải. Không cần tưới quá nhiều nước nhưng nên tưới cho cây mỗi ngày ở mức vừa phải. Rải đều lượng nước chứ không tưới ồ ạt cho cây một lúc để cây hấp thu tốt nhất. Tránh tình trạng tưới thừa nước quá thường xuyên sẽ làm cây bị úng nước và thối rễ.

Trừ sâu bệnh

Vì dừa cảnh có thể trồng ở cả trong hoặc ngoài nhà nên sâu bọ hoàn toàn có thể tiếp cận và làm hại cây. Loài bọ cánh cứng đặc biệt thường xuyên xuất hiện trên cây dừa cảnh và ăn lá cây. Có thể phun một chút thuốc trừ sâu để phòng bọ cánh cứng nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho con người.

Những thông tin về dừa cảnh – loại cây quen thuộc với người Việt Nam trên đây hy vọng đã làm bạn hài lòng. Đây là giống cây cảnh trang trí rất đẹp và hữυ ích mà bạn nên có trong nhà.

Xem thêm: Các loại cây cau cảnh, đặc điểm cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cau


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.