Cây đào thế trong phong thủy người Việt


Cây cảnh - kythuatcanhtac.com

Bonsai là thú chơi cây cảnh của người Nhật được du truyền từ Trung Quốc từ thế kỉ XII-XIII. Cây cảnh trồng trong chậu được các nhà truyền bá triết lý của mình khắp châu Á, trong đó có Việt Nam.

Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có những kiếu dáng khác nhau.

Người lớn tuổi, tính tình mô phạm, thích kiếu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây: Phúc - Lộc - Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu...

Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế cây nằm Ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác.

Có rất nhiều thế cây áp dụng trong làm cây đào thế: thế phượng vũ, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế tam đa, thế tứ quý, thế thất hiền, thế nhất trụ kình thiên, thế trực liên chi, thế trực quân tử v.v...

Chơi cây đào cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp.

Chính vì vậy, ta thấy: Cây đào cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương (quần thần, phu tử, phu phụ), ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh ).

Chơi cây đào cảnh kết hợp với các loại hoa khác tạo lên sự hoàn thiện khi các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.

Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, lân, quy, phụng.

Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai/đào) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, đào, ứng với Phúc- Lộc- Thọ.

Cây cảnh nói chung hay cây đào nói riêng là nghệ thuật mô phỏng thiên nhiên hay "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp lại". Nghệ nhân tạo cây cảnh cũng đồng thời tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy, cây cảnh là mảnh tâm hồn của con người, giúp cho con người hướng về cái đẹp, cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn.

Cây đào cảnh phải được nghệ nhân uốn nắn, chỉnh sửa thành một thế cây hay dáng đứng để cây có một bố cục hài hòa, đẹp đẽ. Như thế cây cảnh mới có được một sức sống, một ý nghĩa mà nghệ nhân muốn sáng tạo.

 

Nguồn: Sưu tầm

>>> Xem thêm :

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế phong thủy

Cây phong thủy, hút tài lộc của 12 con giáp

Trồng cau lùn phong thủy


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.