Cây chùm ngây – Cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây


Cây chùm ngây hay còn được gọi là cây ba đậu dại, có tên tiếng anh là Moringa oleifera, là loại thực vật phổ biến nhất trong chi chùm ngây, thuộc họ Chùm ngây.

Chùm ngây có nguồn gốc từ vùng Nam Á, phổ biến nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi, ngoài ra đối với người Ấn Độ cây chùm ngây rất được coi trọng và được gọi với cái tên là cây độ sinh.

cay-chum-ngay-1 - kythuatcanhtac.com

Hình ảnh cây chùm ngây

Đặc điểm của cây chùm ngây

Đặc điểm hình dáng cây chùm ngây

Chùm ngây thuộc giống cây trồng lâu năm, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, thân cây không có gai, óng chuốt. Lá chùm ngây là lá kép có hình giống lông chim, màu xanh nhạt, dài khoảng 30 – 65cm, lá chét có dạng hình trứng dài khoảng 0,12cm, thường có 6 – 10 đôi mọc đối xứng nhau. Hoa chùm ngây có màu trắng kem, có hình dạng giống hoa của các loại đậu, thường mọc ở nách lá thánh các chùy ngắn, hoa có lông tơ mềm và mùi hương rất dịu. Quả nang dạng treo, dài khoảng 20 – 40cm, trong quả chứa hạt, dọc theo quả có khe rãnh. Hạt chùm ngây có màu đen tuyền, có dạng hình tròn 3 góc, kích thước tương đối giống như đậu hà lan.

Đặc điểm sinh trưởng cây chùm ngây

Cây chùm ngây thích hợp trồng ở những có khí hậu tương đối mát mẻ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như: Thanh Hóa, An Giang, Phú Quốc,… Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, thường ra hoa và tháng 1 – 3.

Những lợi ích của cây chùm ngây

Cây chùm ngây có giá trị cao đối với sức khỏe

Trong chùm ngây có các chất chống oxy hóa và nhiều loại vitamin như A, C, PP, … Được xem là loại thuốc giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư gan, buồng trứng,… Với các hoạt chất có lợi cho cơ thể, thường xuyên sử dụng chùm ngây giúp bạn có thêm nguồn năng tích cực, tăng cường đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được một số loại bệnh. Đồng thời, chùm ngây có hàm lượng chất xơ cao làm giảm sự hấp thụ chất béo trong cơ thể, giúp quá trình giảm cân có hiệu quả và an toàn hơn. Rễ chùm ngây còn được sử dụng để điều chế thuốc, điều trị các bệnh về đường hô hấp như: ho, hạ sốt, làm dịu các cơn đau đầu, giảm căng thẳng hiệu quả. Ngoài ra, cây chùm ngây có khả năng kích thích giúp cơ thể lưu thông máu tốt, có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa, và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe, chùm ngây còn có tác dụng hỗ trợ quá trình làm đẹp của phái nữ rất hiệu quả.

cay-chum-ngay - kythuatcanhtac.com

Cây сhùm ngây rất có lợi cho sức khỏe

Cây chùm ngây mang lại giá trị kinh tế cao

Cây chùm ngây hiện nay được hơn 80 quốc gia sử dụng phổ biến trong điều chế thuốc, ẩm thực, công nghiệp nước giải khát,… vì vậy chùm ngây có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, nên người trồng có thể yên tâm về giá trị về đầu ra của cây. Chùm ngây có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây, điều đó giúp người trồng vườn thu được lợi nhuận từ các bộ phận của chùm ngây.

Cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây

Cách nhân giống cây chùm ngây

Hiện nay chùm ngây có 2 cách nhân giống thông dụng mà bạn có thể tham khảo:

Gieo hạt

Chọn những hạt chắc khỏe, làm sạch hạt trước khi ngâm hạt trong nước ấm khoảng nửa ngày. Sau khi ngâm hạt xong, vớt hạt ra cho ráo nước rồi ủ tiếp hạt trong cát ẩm hoặc vỏ mùn khoảng từ 6 – 8 ngày. Trộn hỗn hợp đất bầu với tro trấu mùn cưa, và phân chuồng hoai mục, sau khi đã chuẩn bị bầu đất xong, dùng 2 ngon tay ấn mạnh chính giữa túi bầu, đặt hạt giống vào lỗ đó và phủ đắp lại. Tưới nước đều đặn cho cây đến khi cây mọc mầm thì có thể đem đi trồng.

cay-chum-ngay-3 - kythuatcanhtac.com

Giâm cành

Dùng dao sắc cắt lấy đoạn cành hom có chiều dài từ 0,5 – 1m, ngâm trong thuốc kích rễ khoảng 20 phút. Sau đó, giâm cành xuống đất sâu khoảng 10 – 15cm, dùng tay nén chặt phần đất xung quanh để giữ cành hom đứng vững. Tiến hành tưới nước đều đặn cho cây liên tục, khoảng 25 ngày say cây sẽ mọc mầm và phát triển rễ.

Làm đất

Trước khi trồng chùm ngây, cần tiến hành cày bừa, làm sạch cỏ, phơi đất để phòng trừ các mầm bệnh sau này. Để cải thiện đất trồng, bạn có thể dùng thêm phân chuồng và vỏ mùn, 1 ít vôi bột để xử lý đất trồng giúp quá trình chăm sóc sau này không tốn quá nhiều công sức.

Đào hố trồng

Nên đào hố có kích thước khoảng 60x60x60, mật độ giữa các cây nên cách nhau từ 3m trở lên để đảm bảo diện tích phát triển sau này của cây.

Cách trồng cây chùm ngây

Sau khi đã chuẩn bị đất trồng và hố trồng xong, nhẹ nhàng xé túi bọc bầu đất ra, đặt cẩn thận bầu cây xuống hố tránh để bầu đất bị vỡ. Dùng tay nén chặt phần đất quanh gốc lại, vun đất sao cho bề mặt đất cao hơn cổ gốc chừng 20cm để cố định phần gốc không bị lung lay. Dùng cây và dây buộc để cố định phần thân thẳng đứng không bị nghiêng và bị gió làm đổ. Có thể phủ thêm 1 lớp mỏng rơm khô xung quanh cây để giữ độ ẩm, tưới nước ngay sau đó để cây thích nghi dần với đất.

cay-chum-ngay-4 - kythuatcanhtac.com

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây

Cách chăm sóc cây chùm ngây

Bón phân

Cũng giống như cây đinh lăng, chùm ngây có có khả năng sinh trưởng tố dù không có phân bón. Tuy nhiên, để cây phát triển và cho hiệu quả chất lượng cao, cứ 2 tháng/lần bạn có thể bón thêm 1 lượng phân chuồng hoặc tro trấu, rải xung quanh gốc cây và những ngày mưa.

Tưới nước

Trong giai đoạn đầu, cây cần cung cấp đủ nước để phát triển rễ và cành, nên cần tưới nước ít nhất 1 lần/ngày cho cây. Khi cây đã tới giai đoạn trưởng thành bạn có thể rút ngắn lượng nước lại 2 – 3 ngày/lần cũng được. Vào mùa mưa, nên ngừng hẳn việc tưới nước để cây thoát nước nhanh hơn mà không bị ngập úng.

Làm cỏ, tỉa bớt cành

Việc làm cỏ thường xuyên cho cây, sẽ giúp cây có sự thông thoáng nhất định, và tiêu diệt được một số mầm bệnh đang chuẩn bị gây hại cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên tỉa bớt những cành mọc vượt, cành khô, hoặc cành bị nhiễm sâu bệnh để tiêu diệt mầm bệnh không cho lây lan, có sự thông thoáng cho cây phát triển hơn và có thể kiểm soát được chiều cao của cây.

cay-chum-ngay-5 - kythuatcanhtac.com

Phòng ngừa sâu bệnh

Cần thường xuyên kiểm tra vườn và tình trạng sức khỏe của cây để có thể phát hiện sớm nhất các mầm bệnh trước khi chúng phát triển mạnh và có những biện pháp giải quyết hiệu quả.

Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh cần tiến hành cắt và tiêu hủy những bộ phận hoặc cây bị nhiễm bệnh trước khi bệnh lây nhiễm sang các cây khác.

Sử dụng thêm thiên địch, hoặc phun định kỳ các loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng để khắc phục tình trạng.

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có những kinh nghiệm khi sử dụng cũng như biết cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây hiệu quả.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.