Cây Bưởi đường – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi đường


Bưởi đường  là giống bưởi đặc sản có nguồn gốc tại Xã Cát Quế Huyện Hoài Đức , Hà Nội. Khi nhắc đến giống bưởі này không thể không nhắc đến сái tên Nguyễn Duy Hà. Ngườі nông dân tiêu biểυ đã có công phát hiện nhân giống loại bưởi quý này để người dân được thưởng thức. Saυ nhiều năm nghiên cứu miệt mài với tình yêu cây bưởi. Anh Hà cho biết đây là loại bưởi quý cho chất lượng và năng suất rất cаo. Đặc biệt câу cho thu hoạch sớm hơn cáс giống bưởi khác nên bán rất được giá. Anh Hà cũng trở thành tỷ phú nhờ giống bưởi đường chín sớm này.

Cây bưởi đường là giống cây trồng lâu năm, thuộc họ cây có múi, thân gỗ, có bộ rễ và tán phát triển mạnh, chiều cao trung bình mỗi cây từ khoảng 5 -7m. Bộ lá to và dài phát triển mạnh, giúp bảo vệ trái khỏi những tác nhân môi trường. Hoa bưởi có màu trắng, thường mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 6 – 8 bông hoa.

Đặc điểm sinh trưởng cây bưởi đường

Bưởi đường có tuổi thọ trung bình khá cao (khoảng 20 năm), có thể sinh trưởng và phát triển tốt dưới mọi điều kiện môi trường sống khác nhau. Bưởi đường thường được thu hoạch vào khoảng giữa tháng 8 – 11 âm lịch. Trong 3 năm đầu cây trong giai đoạn phát triển sinh trưởng, từ năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái và kiến thiết quả, tới năm thứ 8 cây bắt đầu cho trái ổn định. Bưởi đường sinh trưởng mạnh nhất vào mùa thu – xuân, đây là thời điểm điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây.

cay-buoi-duong-1 - kythuatcanhtac.com

Đặc điểm nhận diện bưởi đường

Bưởi đường có tháp đáy rộng, khi chín thường chuyển sang màu vàng chanh, trung bình mỗi quả có trọng lượng từ 1,5 – 2,3kg. Vỏ bưởi mỏng, cùi trắng, ít hạt, múi bưởi khô ráo dễ tách, từng tép bưởi đều căng mọng nước, ăn dai dai. Bưởi đường có mùi thơm dịu nhẹ như mùi ổi chín, khi ăn có vị hơi the chuaowr đầu lưỡi tạo nên sự khác biệt của giống bưởi này. Hiện nay, giống bưởi đường được lai tạo và trồng ở nhiều nơi khác nhau nên cũng được phân chia thành nhiều loại bưởi đường khác nhau như: Bưởi đường chín sớm, bưởi đường lá cam,…

Những công dụng mà bưởi đường mang lại

Công dụng làm đẹp của bưởi đường

Trong bưởi đường có chứa nhiều thành phần, tinh dầu có tác dụng làm đẹp đối với chị em phụ nữ như làm mỹ phẩm chăm sóc da, dược liệu phục hồi tóc,… Đồng thời, chất insulin trong bưởi còn hỗ trợ rất tích cực cho việc giữ dáng và giảm cân hiệu quả.

cay-buoi-duong-2 - kythuatcanhtac.com

Bưởi đường có lợi đối với sức khỏe

Hàm lượng vitamin C, PP, B2 trong bưởi khá dồi dào, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng bưởi để kết hợp trong mỗi bữa ăn, điều đó sẽ giúp bạn có thêm nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể. Đồng thời ăn nhiều bưởi giúp hệ tiêu hóa được cải thiện rõ rệt, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa được một số loại bệnh như: ho, hạ sốt, đau dạ dày, rối loạn đường tiêu hóa,… Ngoài ra, tinh dầu trong vỏ bưởi còn giúp bạn cải thiện được chứng mất ngủ, có tinh thần thoải mái mỗi khi thức dậy.

Bưởi đường mang lại nguồn kinh tế cao

Bạn có thể kếp hợp mô hình trồng bưởi xen canh với một sộ loại cây thảo dược ngắn ngày khác để tăng thêm nguồn thu nhập. Hiện nay, bưởi đường có mức giá bán trên thị trường khá cao khoảng 60 – 70 ngàn đồng/kg, nguồn tiêu thụ lại đa dạng, nên bưởi đường giúp người nông dân thu được nguồn kinh tế cao, giúp người trồng bưởi từng bước vươn lên làm giàu.

Chăm sóc cho cây bưởi đường cho năng suất cao

Chăm sóc cho cây bưởi đường cho năng suất cao

Hiện nay, bưởi đường được nhân giống bằng 2 phương pháp ghép cành và phương pháp chiết cành, bởi cây giống được tạo ra từ 2 phương pháp này sẽ có những ưu điểm vượt trội từ cây mẹ, ngăn ngừa được nhiều mầm mống sâu bệnh khác nhau.

Chăm sóc cho cây bưởi đường cho năng suất cao

Chọn giống

Nên chọn những cây  giống có chiều cao từ 40cm, cây phải có đủ bộ rễ và tán non phát triển, đồng thời phải đảm bảo cây giống khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể từ nhân giống cây hoặc cũng có thể mua cây giống ở những vườn ươm lớn, có uy tín.

Chọn đất

Bưởi đường phù hợp với những loại đất có lớp canh tác dày, có đủ độ ẩm và hệ thống thoát nước tốt, ngoài ra nên chọn những loại đất có độ pH cân bằng ở ngưỡng 5,5 – 7 độ. Không nên trồng bưởi đường ở những vùng đất phèn, chua sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Xử lý đất trồng, đào hố

Trước tiên, cần cày bừa làm vỡ bề mặt đất, tiến hành làm sạch cỏ và phát quanh các cây bụi xung quanh, phơi đất như thế trong vòng 15 -20 ngày. Sau đó, tiến hành đào hố để trồng cây, thông thường đối với giống bưởi đường nên đào hố có kích thước 0,7×0,7×0,7m, mật độ mỗi hố nên cách nhau từ 4m trở lên để tạo diện tích cho tán và rễ bưởi sau này phát triển. Chuẩn 3kg phân chuồng; 4kg phân và một lượng nhỏ vôi bột trộn đều trong đất hố, dùng vòi tưới vào hố để ủ đất khoảng 30 ngày, sau đó mới tiến hành trồng cây.

Cách trồng cây bưởi đường

Cẩn thận bóc lớp bọc bầu đất ra, tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây giống thẳng đứng, ngay ngắn để thuận tiện cho việc chăm sóc về sau.  Vun đất cao hơn mặt gốc từ 10 -20cm để cố định phần gốc, ngoài ra nên dùng cọc và dây buộc để cố định phần phân cây thẳng đứng, tránh bị gió làm lung lay, gãy ngọn.

Cách chăm sóc cây bưởi đường

Tưới nước

Khi vừa trồng xong bạn có thể sử dụng cỏ khô, hoặc rơm khô để phủ xung quanh cây giống rồi mới tưới nước cho cây, điều đó sẽ giúp cây giữ được độ ẩm lâu. Trong thời gian cây đang phát triển rễ và chồi cần thường xuyên cung cấp nước cho cây 2 lần/ngày. Đối với những ngày mưa, dừng hẳn việc tưới nước và xem xét tháo nước kịp thời cho cây không bị ngập úng.

Bón phân

Thời điểm cây mới trồng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển và sinh trưởng nhanh. Trong giai đoạn này bạn có thể sử dụng phân NPK (16 – 16 – 8), và đạm 30%, pha với nước tưới 2 tháng/lần cho cây. Tiếp theo là giai đoạn cây ra hoa, tạo quả, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của bưởi vì vậy cần bổ sung thêm hàm lượng phân vi sinh, KCL, Kali,  urê thích hợp cho cây. Sau khi thu hoạch mùa vụ xong, có thể sử dụng thêm phân chuồng hoai mục, hoặc bã bùn vun vào gốc cây, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau.

Vệ sinh, làm sạch cỏ vườn

Để giúp vườn bưởi có thêm diện tích để phát triển, cũng như ngăn ngừa các mầm mống nấm bệnh gây hại cho cây bưởi, cần thường xuyên vệ sinh vườn, làm sạch cỏ xung quanh gốc cây, định kỳ 2 lần/tháng.

cay-buoi-duong-5 - kythuatcanhtac.com

Một số loại bệnh thường thấy ở bưởi đường

Bệnh vàng lá, thối rễ

Khi mưa lũ hoặc trong giai đoạn cây ra hoa là thời điểm thuận lợi để bệnh phát sinh. Cây khi bị mắc bệnh, gân lá thường có màu vàng trắng, phiến lá ngả dần sang màu vàng xanh về sau rụng đi. Khi mắc bệnh, bưởi thường rụng hết lá, chồi non không phát triển được, quả ra trái chua không đạt chất lượng, về sau cây lụi dần và chết hẳn. Rễ cây khi mắc bệnh sẽ thối, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ.

Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để cắt bỏ hoặc tiêu hủy những cành và cây bị nhiễm bệnh. Khi mới phát bệnh nên tưới thêm thuốc Metalaxyl 72WP cho cây trước khi cây lan rộng.

Với những chia sẻ trên, hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về giống bưởi đường đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Kết.

Trên đây, kуthυatcanhtac.com đã cung cấp chо các bạn một số thông tin về đặc đіểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây bưởі đường. Hi vọng rằng bài vіết trên đây sẽ cung cấр cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.