Cách chăm keiki lớn nhanh như thổi



Giò trên là phát triển đạt nhất ở giàn lan nhà mình. Bây giờ mình sẽ nói qua cách chăm sóc cho mọi người:
- Vườn trên sân thượng (ở Đà Nẵng), có lưới che 60% nắng, lan treo cách lưới tầm 1 m (có nắng có gió tứ hướng)
- Chế độ tưới nước: Tưới theo chế độ tự động, nếu vào mùa hè 4 h tưới 5 phút; 5h tưới 2 phút; 18h tưới 5 phút; 19h tưới 2 phút; mùa đông thì sáng chậm hơn một tiếng chiều sớm hơn một tiếng.
- Chế độ bón phân: Một mùa bón phân chì chậm tan kết hợp phân dê đã được xữ lý ngâm nước vôi 2 lần, hằng tuần tưới phân bón lá vào một ngày cố định.
- Phòng bệnh: Nếu biết trước trời mưa (trái mùa) thì tưới nước trước lúc mưa; sau mưa vẫn tưới nước rửa lại; một tháng tưới nước vôi trong một lần; 2 đến 3 tháng phun thuốc chống nấm một lần.
- Cây giống: Cắt ra từ thân mẹ cùng một khóm (có hình ảnh kèm theo)
Ghi chú: Để được một giò lan tốt mình bón phân hữu cơ nhiều nhiều một tí, nhưng nếu giàn lan không được thoáng gió thì không nên bón nhiều phân vì dễ làm thối gốc.
Chúc mọi người сó được giò lan như ý.
(Theo Nguyễn Hải Dương)
Related posts
Lan mới mua, mới chuyển chậu nên sử dụng loại phân thuốc nào để kích thích ra rễ hiệu quả?
Mê tít thò lò khi vào vườn lan rừng của cô gái 8X Hà Giang, có nhiều chậu hoa lan đột biến dòng phi điệp
Tuyệt chiêu ngâm lan ngọc điểm mau ra rễ, rễ nào rễ ấy như mập như mầm măng
Cách làm lan đơn thân đẻ con dễ dàng nhất
Bạn đã biết - Cách chọn phân bón cho lan theo từng giai đoạn phát triển?
Bạn đã biết tác dụng của vôi trong quá trình trồng và chăm sóc lan
Đầu tư cho nông dân để phát triển nông nghiệp
Chăm sóc thế nào loài lan rẻ- đẹp- thơm Sóc Lào nhanh ra hoa, ra rễ?
Bí quyết giữ lan rừng lâu tàn
Về Cẩm báo, loài lan đẹp, màu sắc nhẹ nhàng, hương thơm nồng nàn bậc nhất