Bưởi Quế Dương – Cách Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Quế Dương


Bưởi là một loại trái cây vô cùng qυen thuộc vớі người dân Việt Nam ta, không chỉ là một loại trái cây ăn quả thơm ngon và nó còn mang lại rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Bưởi có rất nhiều loại khác nhаu như bưởi năm roi, bưởi đường,… và hôm nаy chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một loại bưởi cũng vô cùng thơm ngon nữa đó chính là bưởi quế dương.

Bưởi quế dương là gì?

Bưởi Quế Dương – Cách trồng và chăm sóc bưởi quế dương 3 - kythuatcanhtac.com

Bưởi quế dương hay còn được gọi với tên gọi khác là bưởi Tháp Thượng, là giống bưởi quý hiếm, có khả năng sinh trưởng rất tốt lại cho quả vô cùng chất lượng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống bưởi này bắt nguồn từ thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội, sau được nhân giống ra nhiều vùng khác nhau.

Đặc điểm của bưởi quế dương

Bưởi quế dương thuộc giống cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5m – 8m, cây có tuổi thọ trung bình cao, có thể lên đến 40 năm. So với những giống bưởi thông thường, thân và cành của bưởi quế dương dài và vươn xa hơn nên còn được dùng làm cây che bóng mát cho nhà. Có bộ lá to và dài, có mùi hương đặc trưng, vừa giúp bảo vệ cho bưởi khỏi những tác động ngoài môi trường, vừa có tác dụng che bóng mát và được tận dụng nhiều trong cuộc sống. Bộ rễ xum xuê, tán cây rộng nên cây phát triển rất nhanh dù ở trong môi trường khắc nghiệt.

cay-buoi-que-duong-1 - kythuatcanhtac.com

Là giống bưởi thu hoạch sớm, nên bưởi quế dương có giá thành cao hơn so với các giống bưởi chín mùa, nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà vườn. Đồng thời, với giá trị dinh dưỡng cao nên bưởi quế dương rất được lòng người mua dùng, nên thị trường tiêu thụ của giống bưởi này rất lớn.

cay-buoi-que-duong-2 - kythuatcanhtac.com

Ngày nay, với điều kiện kinh tế phát triển, bưởi quế dương còn được xuất khẩu sang các nước khác, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, động lực giúp người dân đẩy mạnh canh tác giống bưởi này.

Công dụng của bưởi quế dương

Bưởi quế dương có tác dụng hỗ trợ rất tốt để điều trị các bệnh về đường tim mạch, hay điều hòa lưu thông máu, rất có lợi đối với hệ tuần hoàn của người. Ngoài ra, các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, B2, PP, Insulin, có hàm lượng khác cao trong bưởi quế dương giúp con người trở nên khỏe khoắn, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Bưởi Quế Dương – Cách trồng và chăm sóc bưởi quế dương 4 - kythuatcanhtac.com

Đồng thời, bưởi quế dương còn giúp hỗ trợ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu,… đặc biệt còn có khả năng chống ung thư rất tốt. Tinh dầu chứa trong vỏ bưởi có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh như cảm, hạ sốt, đau họng,… giúp điều hòa giấc ngủ cũng như là nguyên liệu làm đẹp thần thánh.

Cách trồng bưởi quế dương

Bón phân

Trong thời kỳ cây mới trồng, và đang chuẩn bị ra mầm mới, cần tiến hành bón thêm phân đạm, và phân lân cho cây, để kích thích cây nảy chồi và đẻ nhánh, cũng như làm tăng sức đề kháng cho cây.

Tùy thuộc vào số tuổi của cây mà tiến hành cung cấp phân bón định kỳ thích hợp cho cây:

+ Trong 3 năm đầu, trung bình mỗi gốc cần cung cấp từ 1 – 4kg phân NPK,  1kg phân lân. Có thể hòa tan trong nước sau đó tiến hành tưới trực tiếp vào gốc cây, định kỳ 2 tháng/ lần cho cây.

+ Từ năm thứ 3 trở đi, khi cây càng ngày càng phát triển cần tăng lượng NPK và phân lân lên, cứ cách 2 năm tăng lượng phân bón thêm 2kg, tiến hành bón trực tiếp vào gốc để phân tự hòa tan.

+ Khi cây ra trái non và sau khi thu hoạch xong cần cung cấp thêm phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục để quả đạt chất lượng cao vào ổn định lại đất sau khi thu hoạch.

Tưới nước

Sau khi trồng giống xong, cần tiến hành tưới nước đều đặn 2 lần/ngày, để cây có thể phục hồi và phát triển rễ, mầm được. Sau đó, có thể giảm lượng nước xuống, nhưng vào mùa khô hoặc thời điểm cây ra hoa cần cung cấp thêm nước để cây đủ độ ẩm phát triển.

Tỉa cành, vệ sinh vườn

Để cây phát triển khỏe mạnh, khả năng ra hoa và đậu quả cao cần thường xuyên tỉa bớt những cành khô, yếu để cây tập trung chất dinh dưỡng. Nhất là những cành bị sâu bệnh, cần cắt và xử lý ngay trước khi chúng lay lan cho toàn bộ cây. Đồng thời, vệ sinh xung quanh gốc cây cũng là biện pháp hữu hiệu để tạo độ thông thoáng cũng như, phá bỏ điều kiện để vi khuẩn gây hại cho cây sinh trưởng.

cay-buoi-que-duong-5 - kythuatcanhtac.com

Một số loại sâu bệnh thường gặp ở bưởi quế dương

Bệnh ghẻ nhám

Khi sâu đục vào là cây tạo nên những đường vòng ngoằn ngoèo, làm cây dễ bị loét, và có triệu chứng lây lan rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Cách xử lý của loại bệnh này cần phun thuốc chống sâu bệnh từ khi lá mới mọc, còn non, tiến hành ngắt bỏ những lá bị sâu đục trước khi chúng lây lan.

Bệnh ghẻ nhám thường lây lan rất nhanh, chúng có thể lây từ lá đến thân và quả gây nên những về lồi lõm, sần sùi có màu nâu, khiến quả giảm năng suất, gây ức chế, kìm hãm sự phát triển của chồi non và cành mới. Khi thấy cây bị mắc bệnh ghẻ nhám cần tiến hành phòng trừ bằng cánh phun Bemyl  300g 50WP với 100 lít nước. Cắt bỏ, và đốt những cành bị mắc bệnh ở xa vườn để tránh lây lan rộng.

Kết.

Trên đâу là tất tần tật kiến thứс cần biết về cây bưởi quế dương mà Báo Khuyến Nông muốn chia sẻ đến các bạn, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng mà loại trái cây nàу mаng lại. Сũng như biết cách  trồng và chăm sóc loại сây này.


Related posts



About the author

Tôi là Phan Thúy Vy, người sáng lập và quản trị viên của trang web kythuatcanhtac.com. Tôi là một chuyên gia nông nghiệp với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và kỹ thuật nuôi trồng. Tôi luôn tìm kiếm và chia sẻ những kiến thức mới nhất về nông nghiệp, giúp đỡ các nông dân và nhà nông tăng sản lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm viết báo và các bài viết chuyên ngành về nông nghiệp, với mong muốn giúp đỡ và chia sẻ kiến thức với cộng đồng.