Khai thác đồng cỏ tự nhiên
Về bản chất, vùng đồng cỏ tự nhiên là kết quả của quá trình khai thác nương rẫy, đốt rừng và khai thác trắng kéo dài của nông dân nghèo ở miền núi. đây là đồng cỏ thứ sinh với thảm cỏ hoà thảo chất lượng kém trên nền lớp đất rừng đá bị bào mòn, rửa trôi. Hàng năm, đồng cỏ lại bị đốt cháy để tạo lớp cỏ non cho gia súc, làm cản trở tái sinh rừng và tạo nên một đồng cỏ cây bụi kiểu “savane” với sự tham gia của “lửa” như một yếu tố sinh thái. Như vậy, nguồn gốc phát sinh của đồng cỏ tự nhiên này chủ yếu do con người chặt phá, đốt rừng, gây ra lửa cháy hàng năm... làm huỷ diệt các loại cây rừng, làm cháy các thảm cỏ già và khô, làm chai cứng đất, thay đổi lý hoá tính của đất. Lớp cỏ tốt dần dần bị thay thế bằng thảm cỏ cằn cỗi, chất lượng kém.

Thành phần thảm cỏ biến đổi theo mùa. Ở Đắc Lắc, người dân thường đốt đồng cỏ vào cuối mùa khô, loại cỏ hàng năm mọc chồi trước tiên vào đầu mùa mưa là cỏ tranh (Impelata Cylindliaca), cỏ lau mía (Themeda Amdinacoe), cỏ sả dại (Cymbopogom Cfertifloms). Chúng nhanh chóng chiếm ưu thế về số lượng và độ che phủ đất. Sau đó mới là cỏ lâu năm, thường là các loại thân bò, số lượng ít hơn. Ở Bình Phước, thành phần thảm cỏ tự nhiên trên vùng đất chưa sử dụng gồm có: cỏ tranh (Impereta Cylindliaca), cỏ lau sậy (Saccharum, spp), cỏ mỹ (Penisetum Polystachoyon), cỏ may (Chrysopogon Acicularis), cỏ chỉ (Digitana Adscendens), cỏ ống (Pamcum Repens), cỏ gấu (Cyperus Rotondus), cỏ mần trầu (Eleusine Indica)... Về sản lượng, đồng cỏ tự nhiên ở Đắc Lắc khoảng 35-40 tấn/ha/năm. Ở Bình Phước chỉ đạt 14 tấn ha/năm.
Nhiều người dân và cán bộ quản lý vẫn quan niệm rằng: sự tồn tại của thảm cỏ như một ưu đãi của thiên nhiên, do đó chỉ biết khai thác tối đa, “bóc lột” tài nguyên đất, không quan tâm bồi dưỡng, tu bổ, vì vậy tốc dộ phát triển đàn bò hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tái sinh của thảm cỏ tự nhiên theo mùa trong năm.
Biện pháp cải tiến để nâng cao sản lượng và chất lượng đồng cỏ tự nhiên.
1. Phải chấm dứt tập quán “đốt đồng cỏ hàng năm”, tránh sự suy thoái đồng cỏ. Đây là biện pháp tiên quyết. Cần khẳng định: lửa là nhân tố sinh thái làm phá hoại đồng cỏ mạnh nhất. Đốt cỏ tuy có kích thích chồi cỏ mọc nhanh hơn, tạo ra lớp cỏ non sớm hơn vào đầu mùa mưa cho đàn bò, nhưng hàm lượng mùn và các chất hữu cơ khác đều hoá thành than. Lửa còn làm đất chai cứng, biến đổi cấu tượng đất và nén chặt (như nung gạch). Sau đó, chỉ có loài cỏ dại với sức sống mạnh nhưng phẩm chất kém mới mọc lại được như cỏ tranh, cỏ lau sậy. Còn các loại cỏ tốt đều kém phẩm chất hoặc bị tiêu diệt.
Trên quan điểm sinh thái toàn cầu, đốt đồng cỏ còn làm ô nhiễm môi trường vì đưa khối lượng lớn CO2 vào khí quyển.
2. Phải tổ chức chăn thả luân phiên phù hợp với nhịp điệu tăng trưởng của thảm cỏ theo mùa. Chăn nuôi luân phiên hợp lý sẽ tránh cho đàn bò sử dụng đồng cỏ ở một nơi quá lâu, thậm chí nhiều đàn bò cũng vào tranh nhau ăn một vùng cỏ tốt. Muốn vậy phải chia lô đồng cỏ thành các khu chăn thả có diện tích thích hợp với số đàn gia súc chăn thả theo lịch trình hợp lý. Trong tình hình hiện nay, biện pháp này chỉ có thể thực hiện khi người chăn nuôi được làm chủ đồng cỏ thực sự, tức là phải giao đồng cỏ cho người chăn nuôi quản lý theo đúng chính sách “giao đất, giao rừng” của Nhà nước. Chỉ có như vậy, người chăn nuôi bò mới yên tâm đầu tư, cải tạo, nâng cao chất lượng đồng cỏ và tổ chức chăn thả luân phiên theo số lượng đàn bò của nhà mình.
3. Chăm sóc, vệ sinh đồng cỏ
Một khi đã là “chủ đồng cỏ”, người chăn nuôi bò sẽ thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc, bồi dưỡng đồng cỏ bởi họ biết rằng đây là họ đầu tư cho đàn bò nhà họ chứ không phải là cho đàn bò “tứ xứ”. Những biện pháp cần phải làm là:
- Bón phân vô cơ cho đồng cỏ tự nhiên khi thấy thảm cỏ có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, dựa trên màu sắc lá cỏ: khi thảm cỏ có lá mầu đó là thiếu lân (P), khi lá cỏ màu vàng loang trên lá là thiếu Kali và đạm.
- Không xan ủi, xáo trộn tầng cấu trúc đất trồng cỏ. Không cầy lật úp làm mất tầng đất xốp trên mặt, dẫn đến giảm độ ẩm của đất, làm cỏ “héo khô” vào mùa khô. Tiến hành bừa nát tầng cỏ sát mặt đất thay cho lửa đốt, hoặc cày xới nếu ta trồng cỏ mới.
- Trồng các giống cỏ mới, năng suất cao, phẩm chất tốt. Đó là các loại cỏ hoà thảo: Brachiaria decumbens, Panicum Maximume, (cỏ sả), Penisetum Purpureum (cỏ voi), cỏ Ruzi (B.Ruzisinesis), cỏ Stylo (họ đậu).
- Trồng cây che bóng mát phù hợp với sinh thái của vùng cỏ, chủ yếu là cây họ đậu để tăng độ phì của đất như muồng hoa vàng, keo lá lớn, keo dậu (Bình linh), muồng đen... Những cây trồng không phù hợp với đồng có là Bạch đàn, Thông 2 lá, Cỏ Lào... vì chúng không thể chắn gió, không che bóng mát mà còn làm cho đất trồng cỏ bị nghèo kiệt.
Theo tác giả: Lê Xuân Cương
Related posts
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu, nai
Cách chữa heo nái mang thai bỏ ăn. Heo nái mới đẻ bỏ ăn phải làm sao?
Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ
Kỹ thuật nuôi dê thịt nhốt chuồng. Thức ăn nuôi dê. Chuồng nuôi dê thịt
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dê hậu bị giống
Chăn nuôi bò làm giàu. Những nông dân trẻ làm giàu từ chăn nuôi bò
Cách ủ cây ngô cho bò ăn. Kỹ thuật ủ chua thân cây ngô cho trâu bò ăn
Mô hình chăn nuôi hữu cơ theo công nghệ vi sinh đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi
Nuôi bò 3B bởi hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật trồng cỏ voi và cỏ Sả nuôi bò
Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt hiệu quả
Kỹ thuật nuôi trâu thịt nhốt chuồng. Cách nuôi trâu vỗ béo nhanh nhất
Giá thỏ New Zealand giống. Trang trại mua bán thỏ New Zealand giống
Lợn Mán - Lợn Mường Khương. Kỹ thuật nuôi lợn mán cơ bản
Cách trồng cỏ nuôi bò. Các giống cỏ nuôi bò tốt nhất
Cho thỏ ăn gì? Các loại thức ăn cho thỏ. Thức ăn nuôi thỏ thịt & sinh sản
Thức ăn & chi phí thức ăn cho heo thịt. Nên cho heo ăn bao nhiêu là đủ?
Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và heo con sơ sinh
Kỹ thuật chăn nuôi chó
Giá thành lợn nái giống. Địa chỉ mua lợn nái giống uy tín trên toàn quốc