Kỹ thuật chuẩn nuôi chim chào mào
Các điều kiện cần thiết khi nuôi chào mào

Chào mào thường ăn các loại thức ăn đơn giản như bột, cám cào cào và các côn trùng nhỏ như sâu bọ. Một loại thức ăn được chào mào rất thích đó là các loại trái cây như chuối, cam hoặc cà rốt. Vì thế mà chào mào còn được tôn lên làm vua thích ăn Rau củ quả. Các loại trái cây, rau củ quả mềm thì có thể cho chào mào ăn trực tiếp, các loại quả cứng hơn thì có thể hấp mềm cho chim ăn. Khi chim còn non, nên cho chào mào ăn cám, trộn cám đều và hơi sệt để cho chim ăn. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các loại trái cây hay bánh kéo có vị ngọt. Nếu có điều kiện thì mua thêm các loại côn trùng như sâu cho chim ăn thêm. Cách cho ăn là nên dùng các vật dụng có kích thước nhỏ, mỏng để bón choc him. Bón cho chim căn đến khi chim biết đớp mồi thì thôi. Sau đó chim sẽ tập mổ thức ăn, khi chim mổ quen thì có thể đặt đồ ăn xuống máng cho chim tự mổ cám để ăn. Đây cũng là một cách nuôi chim chào mào hót hay dựa vào chế độ ăn uống mà nhiều người đã áp dụng.
Cách nuôi chim bồi: Chim bồi là chim mới bắt về từ tự nhiên. Vì là đánh bắt từ tự nhiên nên khi tiếp xúc với người thì loại chim này khá nhút nhát. Khi bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, không nên nuôi đơn lẻ 1 con. Cho chim tiếp xúc với con người dần dần chứ không nên quá đột ngột tránh cho chim bị sốc vì môi trường sống thay đổi. Tập cho chim dạn người bằng cách treo lồng ở gần chỗ người qua lại. Khi cho chim ăn thì thay vì cho chim tự mổ ăn thì nên tự tay đút cho chim ăn để chim quen với người.
Khi nuôi được cỡ khoảng 5 tháng chim phải khá dạn và chào mào hót siêng rồi, lúc này ta nên để ý siêng tắm cho chim hơn. Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi ngay từ đầu ta nên treo nhiều chỗ khác nhau, xung quanh nhà hay đặc biệt là trên cây, việc này giúp chim làm quen với chỗ lạ,để sau này chim có thể đấu bất cứ nơi nào. Lưu ý tránh cho đấu với chim mồi khác nhiều (chỉ đôi khi cần thiết) vì đấu nhiều lần sẽ khiến chim sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu hết sức mặc dù nhìn nó vẫn đấu bình thường) Nếu có đấu với chim mồi thì không nên cho đấu lâu bởi đấu với nhiều chim mồi hay sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng. Nên cho chim đấu với con Ngang lứa với nó để chim quen dần. Cách này giúp cho độ sung của chim về sau tăng lên (tránh nhất thời thấy chim sung mà cho đấu đá vô độ).
Related posts
Giải đáp thắc mắc , kinh nghiệm nuôi cu gáy
Kỹ thuật chăm sóc chim khuyên thay lông
Bộ sưu tập chào mào đẹp nhất thế giới
Phân biệt Chim Chích Choè Lửa trống mái
Kỹ thuật nuôi chim cu gáy
Bộ sưu tập chim cảnh hàng đại gia
Lựa chọn vật nuôi hợp mệnh theo ngũ hành
Cách chọn yểng trống mái chuẩn nhất
Cách làm cám cho chào mào ngon nhất
Cách chọn chim họa mi hót hay
Tổng hợp kỹ thuật nuôi cu gáy chuẩn
Cách nuôi sâu gạo làm thức ăn cho chim cảnh
Phân biệt 5 chất giọng của chim cu gáy
Kỹ thuật nuôi chim khuyên
Lựa chọn chuồng nuôi chim công đơn giản, tiết kiệm chi phí
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi chim vàng anh
Cách chăm chào mào căng lửa và ổn định
Bí quyết nuôi cu khách hay
Kinh nghiệm chọn dáng chim chào mào đẹp
Cho chim khuyên ăn gì khi thay lông?