Phòng trị dịch tả cho ngan, vịt

Triệu chứng:
Thời gian ủ Bệnh thường kéo dài từ 2-7 ngày. Vịt chết ngay khi đang bơi mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Lúc đầu vịt kém linh hoạt, ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, cánh xõa xuống đất, đi lại khó khăn, lười bơi lội. Ở vịt con, triệu chứng đầu tiên có thể thấy là viêm giác mạc, mắt ướt và thấm ướt cả lông xung quanh mắt, sau đó sưng và dính mi mắt, vịt không mở mắt được. Về sau võng mạc, thuỷ tinh thể biến đổi khiến vịt bị mù. Mỏ cắm xuống đất chảy nước nhầy bẩn.
Vịt bệnh lông xù, tiêu chảy, phân vàng, xanh nhạt, đôi khi lẫn máu. Xung quanh hậu môn dính đầy phân, bỏ ăn nhưng rất khát nước. Nhiều vịt có triệu chứng thần kinh. Tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt, có khi chỉ còn 15-16%.
Sau 1-3 ngày mắc bệnh, một số vịt có biểu hiện phục hồi, nhưng chỉ sau vài ngày triệu chứng xuất hiện lại nghiêm trọng hơn và chết.
Hiện chưa có trị liệu bệnh này hữu hiệu bằng thuốc. Để phòng bệnh chỉ có cách tiêm phòng cho vịt con khỏe mạnh bằng vaccine. Có hai loại vaccine sống cấy truyền qua phôi gà và vaccine tế bào. Vaccine được tiêm bắp thịt hoặc dưới da. Nên tiêm vaccine cho vịt con lúc 2 tuần tuổi.
Vaccine cũng có thể dùng đối với vịt đã mắc bệnh. Trong các trường hợp này, vịt có thể ngừng chết vào ngày thứ 8 sau khi tiêm vaccine. Mỗi lần tiêm vaccine không đủ thời gian để cho miễn dịch kéo dài nên lần tiêm thứ hai vào 9 tuần tuổi là rất cần thiết; sau đó tiêm vaccine nhắc lại cứ 6 tháng một lần. Vaccine vô hại ngay cả đối với vịt con 1 ngày tuổi. Thường không thấy các phản ứng hay giảm tỷ lệ đẻ trứng khi dùng vaccine. Người ta dùng vaccine dịch tả vịt này tiêm cho cả ngan và ngỗng.
* Lưu ý:
– Bệnh dịch tả lây lan mạnh khi chăn thả vịt tự do trong kênh mương, ao hồ, ruộng… Khi xảy ra dịch bệnh, tốt nhất hãy nhốt vịt, không chăn thả tự do, không cho tiếp xúc với chim trời khác.
– Chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ nước uống sạch. Lau chùi và tẩy uế máy ấp trứng. Các máng ăn, máng uống cần được rửa sạch hằng ngày. Nền chuồng luôn khô ráo, lô vịt con mới nhập phải được giữ cách ly để theo dõi ít nhất 2-3 tuần.
– Hãy tiêu diệt Chuột và các chim trời xung quanh khu chuồng vịt. Vịt con dưới 2 tuần tuổi rất mẫn cảm với lạnh nên phải được nuôi ở môi trường nhiệt độ 30 độ C trong vòng 3 ngày đầu, sau đó cứ mỗi ngày có thể giảm 0,5 – 1 độ C, đến 14 ngày tuổi nhiệt độ không được thấp dưới 20 độ C.
>>>Chăn nuôi
Nguồn: sưu tầm
Related posts
Cách phòng trị bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
Cách phòng và điều trị một số bệnh ở gia cầm trong mùa mưa
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp tăng khả năng sinh sản và chất lượng tốt
Phòng trừ dich tả ở ngan vịt
Lịch tiêm vacxin cho gà thịt, gà đẻ trứng. Bảng giá các loại vacxin cho gà
Bệnh loét miệng, bạch hầu ở chim bồ câu
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn. Phòng bệnh cho đàn gà thả vườn
Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà đẻ trứng. Các mẫu chuồng cho gà đẻ trứng
Cho gà ăn gì để nhanh ra lông? Cách làm cho gà mau ra lông
Giá bán các loại thuốc tẩy giun cho gà. Hướng dẫn xổ giun cho gà
Cho ngỗng ăn gì? Thức ăn cho ngỗng thịt. Cách vỗ béo ngỗng nhanh lớn
Cách nuôi chim cút đẻ trứng. Mô hình nuôi chim cút sinh sản làm giàu
Nhiệt độ ấp trứng gà ta, gà chọi, gà tre, gà đông tảo là bao nhiêu?
Kinh nghiệm phòng trị bệnh đậu ở chim bồ câu
Kỹ thuật nuôi ngan con và ngan hậu bị
Nuôi vịt trời - một vốn bốn lời
Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế
Cách làm chuồng gà bằng tre. Kỹ thuật làm chuồng gà bằng tre đơn giản
Cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng. Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt
Nuôi gà Ai Cập lai siêu trứng